1. Giúp cho sinh viên cái nhìn trực quan sinh động nhận biết ngay các cảm biến bố trí trên động cơ và trên bơm cao áp.
2. Xác định tên gọi chính xác của các cảm biến. Ví dụ: Trên động cơ cảm biến vị trí trục khuỷu bố trí trên than máy, nhưng chức năng của nó dùng để xác định vị trí của các piston so với ĐCT vì vậy nó là cảm biến G.
3. Cảm biến bướm ga được bố trí trên than bướm ga, chức năng của nó khác với cảm biến bướm ga của động cơ xăng, nó dùng để điều khiển lượng nhiên liệu phun ở tốc độ cầm chừng và điều khiển lượng nhiên liệu theo tải của động cơ. 4. Trên động cơ xăng thường chỉ có hai cảm biến nhiệt độ cơ bản là cảm biến nhiệt
độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ không khí nạp. Ở động cơ Diesel, ngoài hai cảm biến trên người ta còn bố trí một cảm biến nhiệt độ nhiên liệu dùng để đo nhiệt độ nhiên liệu vào bơm cao áp. Do nhiên liệu ngoài cung cấp nhiệt năng cho động cơ nó còn dùng để bôi trơn và làm mát hệ thống nhiên liệu Diesel. 5. Bơm cao áp ECD-V3 về cơ bản nó giống bơm cao áp VE trên động cơ thông
thường, nhưng sự khác biệt ở chỗ nó bỏ bộ điều tốc bằng cơ khí, bỏ van định lượng trượt trên piston. Thay vào đó nó dùng van SPV điều khiển từ ECU và van thời điểm TCV dùng để điều khiển phun sớm trễ, như vậy công suất và hiệu suất của động cơ đạt hiệu quả hơn kiểu điều khiển điều tốc bằng cơ khí.
6. Do sai sót nhỏ về cơ khí trong chế tạo bơm cao áp, vì vậy người ta dùng một con ROM hoặc dùng hai điện trở hiệu chỉnh VRT và VRP để ECU hiệu chỉnh lại lượng phun cho chính xác.
7. Qua mô hình chúng ta có thể thực nghiệm được khi những cảm biến nào bị hư hỏng thì động cơ vẫn chạy được và những cảm biến nào bị trục trặc thì động cơ sẽ dừng. Từ đó chúng ta sẽ rút ra các bài học để xử lý động cơ thực tế trên xe. 8. Chúng ta cũng có thể giả tín hiệu từ các cảm biến, từ đó quan sát sự thay đổi
lượng nhiên liệu phun khi động cơ hoạt động. Ví dụ, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí nạp, nhiệt độ nhiên liệu, thì cảm nảo ảnh hưởng đến lưu lượng phun, cảm biến nào ảnh hưởng không rõ rệt. Chúng ta cũng có thể gia tăng lượng không khí nạp bằng cách tăng áp suất vào cảm biến áp suất tăng áp và quan sát lượng nhiên liệu phun thay đổi như thế nào.
9. Chúng ta cũng có thể thay đổi tín hiệu từ các cảm biến để quan sát sự thay đổi thời điểm phun. Tuy nhiên, việc này không thực hiện được do yếu tố khách quan trong khi thực hiện mô hình.
10.Sinh viên có thể so sánh có sự khác biệt nào không trong vấn đề kiểm tra mã lỗi động cơ xăng và động cơ Diesel.
11.Mô hình sẽ giúp sinh viên phân biệt được kiểu ECD-V3, ECD-V4 hay ECD-V5. Từ đó nhận ra cách phân biệt chúng và mỗi kiểu như vậy có sự khác nhau và giống nhau như thế nào?
12.Giúp cho sinh viên phân biệt được cảm biến chân không và cảm biến áp suất tăng áp, mặc dù hình dạng bên ngoài là giống nhau, sơ đồ mạch điện và các cực cảm biến cũng như nhau.