ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu khoa hoc 4 (Trang 27 - 31)

* Giáo viên:

- Phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, tìm tòi khám phá để tìm ra những biện pháp, những cách làm thích hợp, áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

- Phải thường xuyên rèn cho học sinh ý thức tự học, tự thực hành để chiếm lĩnh tri thức mới, từ đó xây dựng tính tự giác trong mỗi học sinh.

- Quy trình sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học là một hướng dạy học tích cực, có tác dụng phát huy tính sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, người giáo viên phải nắm vững lý luận dạy học môn Khoa học, rèn cho mình những kỹ năng cần thiết để tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, nhất là kỹ năng thảo luận nhóm, quan sát và làm thí nghiệm. Ngoài ra còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy vào nội dung của từng bài, từng tình huống cụ thể trong mối tương quan với các phương pháp dạy học khác.

- Phải tích cực, tự giác học tập. Phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phải có đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cụ thể.

- Mỗi học sinh cũng như mỗi nhóm phải có những ý kiến, những quan điểm của mình trước những vấn đề khoa học mà giáo viên đưa ra. Đồng thời có những hướng đi, những việc làm để tìm được câu trả lời thuyết phục.

- Cuối tiết học học sinh phải thu gom, cất giữ dụng cụ, đồ dùng dạy học. Tránh tình trạng vứt bừa bãi hoặc dùng để đùa nghịch.

* Môi trường học tập :

- Lớp học có đủ bàn ghế đúng quy cách, dễ dàng di chuyển.

- Đồ dùng dạy học phải đầy đủ vì nếu thiếu thì không thể tiến hành dạy học theo phương pháp này được.

PHẦN NĂM : KẾT LUẬN CHUNG

Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc ổi mới đất nước giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đó chính là đội ngũ giáo viên. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Với tinh thần đó, việc ứng dụng phương pháp dạy học mới vào dạy học ở Tiểu học nói chung, môn Khoa học nói riêng vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực, sở trường, óc tìm tòi, sáng tạo vừa nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy Tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Tôi nghĩ, những biện pháp trên không phải là khó, không phải là lạ so với những gì chúng ta đã và đang làm. Nhưng để có được hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi giáo viên cũng cần tham khảo, nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Tôi tin rằng, chuyên đề này hẳn cũng sẽ là những cẩm nang hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho tất cả những người thầy, người cô tâm huyết trong quãng đường công tác của mình. Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp gần xa để chuyên đề của Tôi được thành công.

M C L CỤ

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU...1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...1

1.1. Cơ sở lý luận...1

1.2. Cơ sở thực tiễn...2

a Đối với giáo viên...2

b Đối với học sinh...3

1.3. Kết luận...3

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:...4

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:...4

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:...4

5. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:...5

6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...5

7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:...5

PHẦN HAI: NỘI DUNG...6

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY - HỌC KHOA HỌC LỚP 4...6

1. KHÁI NIỆM “BÀN TAY NẶN BỘT”...6

1.1. Giải thích về thuật ngữ “Bàn tay nặn bột”...6

1.2. Ý nghĩa của thuật ngữ “Bàn tay nặn bột”:...6

1.3. Khái niệm “Bàn tay nặn bột” của nhóm nghiên cứu:...6

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”....7

2.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào quá trình dạy học...8

2.2. Bản chất của việc dạy – học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”...8

2.3. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học...9

3.2. Đề xuất quy trình cụ thể trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học...13

3.3. Ví dụ minh hoạ khi ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào bài cụ thể...13

3.4. Một số trích đoạn trong quá trình sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” của giáo viên và học sinh trong dạy học môn Khoa học 4...17

3.5 Những bài học trong chương trình Khoa học 4 có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”...21

PHẦN BA: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ...24

1. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DA DẠNG PHONG PHÚ...24

2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH...25

3. LINH HOẠT TRONG PHƯƠNG PHÁP VÀ ỨNG XỬ SƯ PHẠM...25

4- LUÔN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỌC SINH...25

PHẦN BỐN: NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN27 1. NHỮNG VẮN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ :...27

2. NHỮNG HẠN CHẾ :...27

3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:...27

Một phần của tài liệu khoa hoc 4 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w