Các điều kiện cần thiết khi áp dụng sáng kiến

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT (Trang 30 - 31)

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện Câu 28: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

6. Các điều kiện cần thiết khi áp dụng sáng kiến

Áp dụng sáng kiến này vào trong thực tiễn dạy học để đem lại hiệu quả cao, cần lưu ý một số điều kiện sau:

+ Với GV

Thứ nhất: Cần nắm chắc nội dung, chương trình, kiến thức vật lí 11 và cụ thể là chương từ trường - 11 SGK chương trình chuẩn. Hiểu biết các vấn đề mang tính thời sự của xã hội, nhất là các vấn đề liên quan từ trường để có thể

Tự giác, tích cực, chủ động Giải quyết tình huống (được giao và phát sinh) Đóng góp ý tưởng, giải pháp các thành viên thông tin và truyền thông Nhóm thực nghiệm 2.87567 2.77167 2.86333 2.93433 2.67400 Nhóm đối chứng 2.03933 1.56467 1.50567 1.42000 1.08100

linh hoạt vận dụng các tình huống tích hợp liên môn, các tình huống thực tiễn cuộc sống đưa vào chuyên đề.

Thứ hai: Nghiên cứu và hiểu rõ bản chất của phương pháp dạy học phát triển năng lực nói chung và phương pháp dạy học dạy học phát triển năng lực trong môn vật lí nói riêng. GV cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc chuẩn bị bài học.

Thứ ba: GV cần có trình độ công nghệ thông tin tốt, đủ để đáp ứng việc thiết kế bài dạy, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cơ bản, biết hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm đó phục vụ cho bộ môn vật lí nói riêng và các bộ môn khác nói chung. GV là người bắt kịp trình độ công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu, thách thức đặt ra trong thời đại số 4.0.

Thứ tư: GV cần trau dồi kĩ năng ngôn ngữ, giao tiếp để không chỉ đóng vai trò chuyên gia trong lĩnh vực vật lí mà còn biết chỉnh sửa câu từ, cách biểu đạt ngôn ngữ cho HS.

+ Với HS

Cần đầu tư nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu hơn, cần chủ động, tích cực trong hoạt động học, từ việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tới việc thể hiện kết quả thu được. Rèn tính tự tin, linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống có tính tích hợp liên môn, kỹ năng nghiên cứu, thảo luận, thuyết trình... qua đó hình thành và phát triển được các năng lực cần có ở HS.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT (Trang 30 - 31)