Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến, theo ý kiến của tác giả

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT (Trang 31 - 33)

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện Câu 28: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

7. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến, theo ý kiến của tác giả

Khi vận dụng sáng kiến này vào trong dạy học sinh học ở lớp TN tôi nhận thấy sáng kiến đã đem lại những lợi ích mà ở lớp ĐC không có được, cụ thể: Về phía nhà trường

+ Tạo được môi trường học tập thân thiện, HS tích cực, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả.

+ Tăng cường hoạt động giao lưu, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường, giữa các trường với nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng nhà trường và cả nền giáo dục nước nhà.

Về phía GV

+ GV xây dựng được chuyên đề dạy học theo mạch logic kiến thức và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh theo chuyên thay cho việc tổ chức dạy

học theo bài đơn lẻ truyền thống, qua đó giáo viên có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện kĩ thuật xây dựng chuyên đề dạy học, rèn luyện phương pháp tổ chức dạy học mới, góp phần làm tiền đề tốt chuẩn bị cho công cuộc cải cách thay SGK sắp tới của bộ GD & ĐT.

+ GV có cơ hội nâng cao trình độ công nghệ thông tin thông qua việc tìm hiểu và hướng dẫn học sinh cài đặt thiết bị, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên đề dạy học phát triển năng lực học sinh.

+ GV có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường và giữa các trường, qua đó nâng cao trình độ sư phạm của từng GV.

Về phía HS

+ Học sinh hình thành, phát triển được các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, hợp tác, đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó hình thành những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0.

+ Học sinh biết cách vận dụng kiến thức đơn môn, liên môn để giải quyết các tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống của bản thân và những người xung quanh, qua đó tăng cường kỹ năng sống, góp phần phát triển trí tuệ, cảm xúc, đặc biệt phẩm chất nhân ái, khoan dung.

Các sản phẩm thu được của học sinh

+ HS hình thành được các năng lực cơ bản như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề có tính liên môn, có tính thực tiễn, có tính sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên, năng lực nghiên cứu khoa học … đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần tạo ra lớp HS năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh của cuộc các mạng công nghệ 4.0 bùng nổ.

+ HS biết cách tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả những người xung quanh thông qua việc: tìm hiểu luật giao thông và ứng dụng môn vật lí vào cuộc sống

+ Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực, đi tuyên truyền tới bạn bè, người thân về lòng nhân ái, khoan dung, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi học gặp khó khăn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Các em tự tin, chủ động trong giao tiếp, nhanh nhạy hơn trong việc tiếp thu, xử lí các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, nâng cao tinh thần làm việc tập thể. Các em làm chủ lời nói, hành động của mình, bảo vệ quan điểm của mình theo chuẩn mực chung của xã hội thông qua các hoạt động thảo luận, đóng kịch, hướng dẫn các bạn cùng với thầy/cô.

+ Các em đã biết biến những kiến thức của mình thành các hành động cụ thể, biết vận dụng kiến thức trên sách vở vào giải quyết các tình huống thực tiễn có tính liên môn, mỗi em đã hình thành và đang phát triển kỹ năng sống cho mình.

+ Các em đã biết tự ý thức, tự đánh giá bản thân, đánh giá các bạn trong lớp, biết cách nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng khác nhau kể cả hướng trái chiều, qua đó dần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan ở các em.

=> Việc áp dụng sáng kiến tuy phải đầu tư thời gian, công sức của Thầy và Trò, số tiền đầu tư không nhiều nhưng lợi ích mà nó thu được lại không thể đánh giá định lượng được.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT (Trang 31 - 33)