Chuẩn đoán đột quỵ

Một phần của tài liệu Bộ đáp án thi sinh lý bệnh cho sinh viên (Trang 27 - 29)

Hỏi bệnh sử.

Thăm khám lâm sàng và thần kinh. Xét nghiệm cận lâm sàng.

Chụp cắt lớp vi tính não (CTscan), chụp cộng hưởng từ (MRI)

• CT scan (Computed Tomography) là chìa khóa thử

nghiệm hình ảnh. Thường dùng đầu tiên cho bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ, giúp xác định nguyên nhân, vị trí và mức độ của đột quỵ

• Chụp công hưởng từ (MRI:Magnetic Resonance Imaging) dùng một từ trường lớn tạo ra hình ảnh não. Tương tự CT, cho thấy vị trí và mức độ tổn thương. Hình ảnh sắc sảo và chi tiết hơn CT, dùng trong chuẩn đoán tổn thương nhỏ và sâu.

Kết quả của các thử nghiệm chuẩn đoán khác có thể cần thiết.

5.Điều trị đột quỵ:

Cơ chế khác nhau, cách xử trí khác nhau:

- Đột qụy thiếu máu: làm thông chỗ tắc, phục hồi dòng

chảy của máu.

- Chảy máu dưới nhện: phòng ngừa chảy máu tái phát của phình mạch và dị dạng động tĩnh mạch.

a.ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP:

Cấp cứu:

+ Điều trị triệu chứng. + Giữ thông đường thở + Thở oxy áp lực 4 – 6 L/phút. + Truyền dịch:

trạng phù não, tuy nhiên tránh làm mất nước.

. Chỉ truyền dung dịch điện giải, không sử dụng glucose vì có thể làm vùng nhồi máu não lớn thêm.

+ Giữ đường huyết dưới 180 mg% và tránh hạ đường huyết. + Dinh dưỡng qua đường miệng và ống thông dạ dày + Đề phòng biến chứng do nằm lâu.

+ Hạ sốt.

+ Tùy trường hợp cụ thể cần hạ huyết áp, nên dùng thuốc hạ áp loại dễ khống chế tác dụng.

+ Chống phù não khi có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ. + Lợi tiểu thẩm thấu có tác dụng một phần: Mannitol 20% liều 0,5 g/kg truyền tĩnh mạch nhanh mỗi 6 giờ.

+ Thời gian sử dụng tối đa khoảng 48 giờ + Không đáp ứng với glucocorticoid.

+ Tránh làm phù não nặng thêm: truyền dịch nhiều, nghẽn đường thở. Tư thế bệnh nhân nên nằm đầu hơi cao. + chống kết tập tiểu cầu: Aspirine liều 100 – 325 mg/ngày. + Sử dụng kháng đông khi thuyên tắc từ tim, cần cẩn thận (phải loại trừ viêm ngoại tâm mạc)

Điều trị giai đoạn cấp

+ Làm tan cục máu đông: dùng thuốc tiêu sợi huyết t-PA trong 3 giờ đầu của bệnh, có thể mở rộng cửa sổ điều trị từ 3 – 4,5 giờ.

Điều trị phòng ngừa sớm:

+ Kháng đông (warfarin)/ chống kết tập tiểu cầu (aspirin) + Bóc tách nội mạch động mạch cảnh: phẫu thuật lấy đi đoạn tắc của động mạch cảnh.

+ Tái tạo động mạch/ đặt stents.

b.ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO

Cấp cứu:

+ Là một bệnh lý rất nặng, điều trị chủ yếu là triệu chứng. + Giữ thông đường hô hấp: hút đàm, thở oxy hoặc mở khí quản nếu cần.

+ Chống phù não với Mannitol + Điều trị hạ huyết áp từ từ. + Phòng ngừa bội nhiễm.

+ Dinh dưỡng qua ống thông dạ dày. + Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa. + Điều trị các bệnh kèm theo.

+ Chỉ định phẫu thuật khi máu tụ lớn và có dấu hiệu tụt não tại vị trí bán cầu tiểu não và bán cầu đại não.

Tóm tắt:

+ không có bằng chứng khoa học khuyến cáo điều trị xuất huyết não.

+ Bệnh sử và thăm khám không phân biệt XHN và NMN. + Hướng dẫn điều trị HA không dựa trên nghiên cứu ngẫu nhiên.

+ Điều trị tăng áp lực nội sọ từng bước. + không phải tất cả bệnh nhân đều phẫu thuật. C.ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN

- Tránh hít, tăng huyết áp, tổn thương tim hay phổi do thần kinh.

- Kiểm soát cơn động kinh và tăng áp lực nội sọ.

- Phòng ngừa tái xuất huyết và thiếu máu não do co mạch.

- Điều trị nội khoa trong lúc chờ phẫu thuật.

- Chủ yếu là điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

- Chẩn đoán xác định vị trí dị dạng phải dựa vào mạch

não đồ thực hiện khi bệnh nhân đã ổn định

- Phẫu thuật tùy vị trí dị dạng, khuyến cáo cả đặt clip kim loại ở đáy của phình mạch hay cắt bỏ bất thường mạch máu trong dị dạng động tĩnh mạch

- Can thiệp nội mạch như đặt “coils”

6.Phòng ngừa đột quỵ

- Điều trị đột quỵ rất tốn kém, ít hiệu quả

- Bệnh để lại các di chứng và bệnh nhân là gánh nặng cho gia đình và xã hội

- Phòng ngừa có thể làm giảm tỉ lệ đột quỵ

- Phòng ngừa nguyên phát và phòng ngừa thứ phát

1.Phòng ngừa nguyên phát

 Trên người chưa bị đột quỵ não

 Thay đổi các yếu tố nguy cơ

 Điều trị cao huyết áp

Là vấn đề quan trọng nhất với phòng ngừa nguyên phát (50% đột quỵ do cao huyết áp )

 Kháng kết tập tiểu cầu.

2.Phòng ngừa nhồi máu thứ phát

Các bước cơ bản trong phòng ngừa thứ phát:  Kiểm soát huyết áp

 Rung nhĩ

 Hạ cholesterol

 Thay đổi cách sống: thuốc lá, thức ăn, tập luyện, thể trọng, rượu...

Một phần của tài liệu Bộ đáp án thi sinh lý bệnh cho sinh viên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)