Việt Nam cần cố gắng để các nước trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế vụ kiện bán phá giá mặt hàng giày mũ da của việt nam tại thị trường EU và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2.4 Việt Nam cần cố gắng để các nước trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường

thị trường

Khi chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, Việt Nam không thể chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệp vì tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng. Khi vụ kiện diễn ra, Việt Nam vẫn chưa được chính thức công nhận là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Đây là điều rất bất lợi đối với chúng ta trong các vụ kiện bán phá giá. Không được công nhận là nền kinh tế thị trường, đồng nghĩa với việc không được tính toán biên độ phá giá theo các số liệu thu thập ở thị trường nội địa mà phải thông qua một nước khác có các điều kiện sản xuất tương tự. Tuy nhiên, việc lựa chọn nước thay thế làm nảy sinh rất nhiều vấn đề bất lợi cho Việt Nam. Thông thường, bên nguyên đơn thường kiến nghị nước thay thế là những nước có mặt bằng giá cả cao hơn gấp nhiều lần so với Việt Nam nhằm làm tăng biên độ phá giá. Như trong vụ kiện này, Liên minh ngành giày da EU đã kiến nghị lựa chọn Brazil làm nước tham chiếu.

Sự lựa chọn này đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ với lý do xét về điều kiện sản xuất, chi phí nguyên liệu đầu vào, và chi phí nhân công ở đây đều cao hơn của Việt Nam rất nhiều. Phía Việt Nam đã đề nghị lựa chọn Indonesia, Thái Lan hoặc Ấn Độ làm nước thay thế bởi các quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về chi phí sản xuất và giá cả. Trước đề nghị của phía Việt Nam, EC khuyến cáo dù chọn bất kỳ đối tác nào làm nước tham chiếu thì các doanh nghiệp, Hiệp hội da giày Việt Nam cũng phải tìm kiếm được sự hợp tác từ các doanh nghiệp nước được chọn. Hiệp hội da giày Việt đã ngay lập tức phải liên hệ với các doanh nghiệp cùng ngành ở Indonesia nhưng họ đã tỏ ra không cởi mở và không muốn tiết lộ những số liệu sản xuất,

tình hình thu chi cũng như nguyên liệu đầu vào của họ. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Thái Lan khi Việt Nam vận động các doanh nghiệp ở đất nước này trong vụ kiện.

Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đến nay, Việt Nam đã được 69 quốc gia công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Điều này thực sự quan trọng, có nghĩa Việt Nam được coi là nền kinh tế có giá cả thị trường được quyết định bởi sự cạnh tranh cởi mở, chứ không phải bởi sự can thiệp của nhà nước. Đây thực sự là một cơ hội tốt đối với Việt Nam trong các vụ kiện phá giá sau này.

Một phần của tài liệu tiểu luận toàn cầu hóa kinh tế vụ kiện bán phá giá mặt hàng giày mũ da của việt nam tại thị trường EU và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w