Hiệu trưởng tự kiểm tra đánh giá công tác quản lý trường học về khả năng nắm bắt thực trạng tình hình, mục tiêu phát triển của nhà trường

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Trang 28 - 29)

trong kế hoạch từng năm, từng giai đoạn cụ thể: Đánh giá khả năng nắm bắt nhu cầu được CSGD của trẻ ở địa phương (dân số độ tuổi, số trẻ có nhu cầu gởi vào các cơ sở GDMN, số trẻ đã được các cơ sở GDMN trong và ngoài địa bàn, số trẻ có nhu cầu nhưng chưa được các cơ sở GDMN thu nhận, nắm bắt điều kiện KT-XH của địa phương, nắm bắt tình hình xã hội hóa giáo dục ở địa phương (nắm bắt sự tham gia, phối hợp giữa các lực lượng xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục; khả năng đầu tư nguồn lực cho giáo dục, và nắm bắt thực trạng, khả năng dự báo tình hình, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về tầm nhìn, về mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường trong từng năm hoặc từng giai đoạn.Và đồng thời hiệu trưởng tự đánh giá khả năng nắm bắt tình hình số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL-GV-NV. Phân tích thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL-GV-NV so với quy mô nhóm, lớp và yêu cầu CSGD trẻ theo quy định chương trình GDMN mới. Đề xuất biện pháp bổ sung, điều chỉnh. Khả năng nắm bắt tình hình các nguồn tài chính, CSVC-KT của trường phục vụ yêu cầu CSGD trẻ. Phân tích thực trạng tình hình tài chính, CSVC-KT của trường so với yêu cầu CSGD trẻ. Đề xuất biện pháp bổ sung, điều chỉnh. Hiệu trưởng tự đánh giá khả năng lập kế hoạch quản lí trường học của Hiệu trưởng và từng thành viên trong BGH. Phân tích thực trạng khả năng lập kế hoạch quản lí trường học của Hiệu trưởng và từng thành viên trong BGH so với yêu cầu nhiệm vụ của từng thành viên. Tự đánh giá khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Phân tích thực trạng khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường của Hiệu trưởng và từng thành viên trong BGH so với yêu cầu nhiệm vụ của từng thành viên. Và hiệu trưởng tự đánh gía khả năng xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng giáo dục. Phân tích thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc triển khai các hoạt động giáo dục ở địa phương và tổ chức các hoạt động của nhà trường để đề xuất biện pháp bổ sung, điều chỉnh. Thời điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên trong suốt năm học, tập trung vào các thời điểm như chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm học mới, sơ kết cuối học kì, tổng kết cuối năm.

IV. Hiệu quả về công tác kiểm tra đánh giá đối với sự phát triển củatrường MN Tiên Sa năm học 2009-2010 và 2010-2011.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Trang 28 - 29)