C. Những điểm cần ghi nhớ:
b. Tác hại do cỏ dại gây ra
3.4.2. Làm cỏ trong ruộng mía
- Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm sau khi trồng mía xong, trước khi cỏ dại mọc.
- Diệt cỏ khi cỏ đã mọc – Lần thứ nhất (khoảng 40 ngày sau trồng):
Trong công tác diệt cỏ, người trồng mía có thể làm cỏ bằng tay để tận diệt cỏ dại trong hàng mía, hoặc bằng cơ giới hay hoá chất để diệt cỏ trên khoảng cách giữa hàng. Công tác diệt cỏ thành công hay không tùy thuộc vào thời điểm thực hiện có kịp lúc hay không.
Khoảng 1 tháng đến 2 tháng sau khi phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm lần đầu khi trồng, cỏ dại bắt đầu mọc vì mía chưa khép tán, chưa che phủ đất. Nên nhanh chóng loại trừ cỏ dại khi chúng còn non.
Lúc này có thể làm cỏ bằng tay hoặc bằng máy, phối hợp cày ra - cày vô- bón phân. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu này, làm cỏ bằng tay được khuyến cáo, vì nếu việc xử lý diệt cỏ tiền nảy mầm sau trồng được thực hiện tốt, cỏ mọc ít, biện pháp làm cỏ bằng tay ngay khi có cỏ xuất hiện là biện pháp nhanh và rẻ tiền nhất. (Hình 3.16)
Hình 3.20. Làm cỏ lần thứ nhất
+ Sử dụng thuốc diệt cỏ trong hàng và giữa hàng mía (Hình 3.17): Cũng như nói ở trên, chính hiệu quả của lần xử lý tiền nảy mầm đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng sinh lợi của giai đoạn này.
- Diệt cỏ lần thứ hai (khoảng 80 ngày sau trồng) (Hình 3.22):
Trong giai đoạn này cây mía chưa cao lắm, chưa cản trở lối đi của máy kéo.
Lúc này nên làm cỏ bằng máy, kết hợp với các việc chăm sóc khác (cày ra - bón phân- cày vô)
Làm cỏ bằng tay không còn được khuyến cáo nữa vì quá chậm và tốn kém.
Diệt cỏ bằng hóa chất: (như lần
Hình 3.22. Làm cỏ lần thứ 2 Hình 3.21. Phun thuốc trừ cỏ cho mía
trước).