Câu 1. Triệu chứng gây hại điển hình của sâu đục thân mía?
a. Gây hiện tượng héo đọt
b. Gây hiện tượng gẫy ngang cây c. Cả a; b
a. Trên đọt mía b. Trên thân mía c. Cả a; b
Câu 3. Triệu chứng gây hại của rầy đầu vàng?
a. Gây hiện tượng thối lá đọt b. Lá xanh biến dạng
c. Cả a; b
Câu 4. Dế dũi phá hại bộ phận nào của cây mía?
a. Phần rễ và gốc mía b. Phần thân mía c. Cả a; b
Câu 5. Triệu chứng gây hại của mối trên mía?
a. Ăn các phần bên trong hom và thân b. Gây hiện tượng ngã hoặc chết khô cây c. Cả a; b
Câu 6. Chuột thích ẩn nấp ở nơi nào trong ruộng mía?
a. Gần bờ, bụi cỏ hoặc bụi cây b. Ven khu dân cư
c. Cả a; b
Bài tập 7: Quan sát và nêu đặc điểm nhận dạng một số loại sâu hại mía?
C. Ghi nhớ:
- Triệu chứng gây hại
- Đặc điểm nhận dạng một số côn trùng hại
Bài 02. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI MÍA Giới thiệu bài
Bệnh hại mía nói về tác nhân gây bệnh, triệu chứng điển hình và các thay đổi trên các bộ phận của cây mía khi bị tác nhân gây bệnh tấn công và gây hại. Bên cạnh, trình bày các biện pháp phòng ngừa và trị bệnh trong điều kiện canh tác ngoài đồng ruộng.
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng
- Mô tả được triệu chứng của một số bệnh như bệnh than đen; thối đỏ thân; đốm vòng; thối ngọn; khô gốc; chổi cỏ; khảm; chồi ngọn; cháy lá, gỉ sắt gây hại trên mía;
- Xác định đúng các triệu chứng gây hại của một số bệnh như bệnh than đen; thối đỏ thân; đốm vòng; thối ngọn; khô gốc; chổi cỏ; khảm; chồi ngọn; cháy lá, gỉ sắt gây hại trên mía;
- Lựa chọn được biện pháp phòng trừ bệnh hại phù hợp, đạt hiệu quả cao; - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ bệnh hại mía theo nguyên tắc 4 đúng;
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh hại, đảm bảo an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.