Đầu tư xây dựng, nâng cấp các đô thị và hoàn chỉnh hệ thống các đô thị

Một phần của tài liệu Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025 (Trang 32 - 35)

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC

2.3.5. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các đô thị và hoàn chỉnh hệ thống các đô thị

Vạc, Trường PTTH chuyên Vĩnh Phúc theo kế hoạch.

(Xem nội dung đầu tư chi tiết tại Bảng 21 - Phụ lục 1)

2.3.4.2. Đến năm 2025

- Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc: Tiếp tục thực hiện theo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung đô thị Vĩnh Phúc và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực cấp huyện.

- Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị: Triển khai xây dựng các tuyến phố văn minh đảm bảo đạt 50% tuyến phố văn minh triên tổng số các trục phố chính.

- Tiếp tục triển khai các dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, không gian công cộng của đô thị và công trình kiến trúc tiêu biểu.

(Xem nội dung đầu tư chi tiết tại Bảng 21 - Phụ lục 1)

2.3.5. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các đô thị và hoàn chỉnh hệ thống các đôthị thị

2.3.5.1. Đối với lõi đô thị Vĩnh Phúc (316,8km2) tương ứng với khu vực nội thành thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai

Lộ trình phát triển:

- Đến năm 2020: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đạt khoảng 70% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I. Bước đầu hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội theo nhu cầu phát triển.

- Đến năm 2025: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đạt khoảng 75% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I. Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội theo nhu cầu phát triển.

2.3.5.2. Đô thị Vĩnh Yên

Xây dựng Vĩnh Yên cơ bản đạt tiêu chí là đô thị loại I vào trước năm 2020, hướng đến thành phố thông minh; xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, nếp sống văn minh, thân thiện. Xây dựng Vĩnh Yên trở thành đô thị có nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó giá trị sản xuất các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; phát triển thành phố theo hướng nâng cao chất lượng đô thị hiện có đi đôi với đầu tư xây dựng khu đô thị mới hiện đại, bảo đảm thống nhất, hài hoà giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cảnh quan thiên nhiên; là nơi tất cả những người sống, làm việc, đến thăm đều cảm thấy hạnh phúc… xứng đáng vai trò đô thị trung tâm của tỉnh và của khu vực.

Triển khai các dự án giao thông đô thị, thực hiện các dự án cải thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị như thu gom nước thải, nhà tang lễ, chống ngập, hệ thống công trình giao thông như cầu Đầm Vạc, cầu vượt, bãi đỗ xe; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Sản – Nhi, Chợ Vĩnh Yên, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, trung tâm văn hoá thể thao, công viên thành phố, thực hiện Đề án Thành phố thông minh, Đề án Quy hoạch trồng cây xanh toàn bộ thành phố, thực hiện quy chế quản lý quy hoạch đô thị.

Tập trung đầu tư xây dựng theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc và quy hoạch chung phát triển du lịch dịch vụ phía bắc hồ Đại Lải trên cơ sở phủ kín quy hoạch thị xã và nâng cấp thành thành phố trực thuộc tỉnh. Kết nối hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trọng tâm là phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng cao, thực hiện Đề án đô thị thông minh; trong đó lấy khu vực phía tây nam phường Xuân Hoà, xã Cao Minh làm trung tâm mới của đô thị, kết nối với khu du lịch Đại Lải, khu vực phát triển công nghiệp Bình Xuyên và cụm xã xung quanh.

2.3.5.4. Đô thị Bình Xuyên

Tăng cường triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp; xây dựng các khu nhà ở công nhân, khu đô thị phụ trợ cho các khu công nghiệp.

Lộ trình phát triển: Đến năm 2020 cơ bản hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng hình thành đô thị loại IV theo hướng đô thị công nghiệp, dịch vụ. Đến năm 2025 hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng làm cơ sở hình thành đô thị loại IV.

2.3.5.5. Đô thị Tam Đảo

Nâng cấp các tuyến giao thông, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế của huyện để hình thành kết cấu hạ tầng đô thị du lịch kết nối các điểm du lịch Tam Đảo 1, Tam Đảo 2, Tây Thiên và các khu vực trong vùng của huyện, liên huyện. Quy hoạch và đầu tư phát triển để Tam Đảo trở thành thị xã đặc sắc về du lịch sinh thái, văn hóa núi rừng của vùng và cả nước. Giai đoạn 2017-2020 mục tiêu bước đầu hình thành kết cấu hạ tầng đô thị Tam Đảo theo tiêu chí đô thị loại IV, và đến năm 2025 cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Một số đánh giá thực trạng, phương hướng và nhiệm vụ phát triển đô thị Tam Đảo:

a) Về thực trạng

Tam Đảo là huyện nằm phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.587,62 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm, thuỷ sản là 19.020,42 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 4.374,07 ha, đất trồng cây hàng năm là 3.179,21 ha. Đất lâm nghiệp là 14.618,35 ha. Đất phi nông nghiệp 4.472,02 ha. Đất chưa sử dụng là 119,27 ha. Dân số trung bình năm 2010 ước là 71.528 người, mật độ trung bình 303 người/km2; đơn vị hành chính gồm đô thị Hợp Châu, thị trấn Tam Đảo và 7 xã.

Tam Đảo là huyện có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội trong đó văn hóa, cảnh quan và du lịch là động lực chính. Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến đáng kể.

b) Đối chiếu tiêu chuẩn thành lập thị xã

Việc thành lập thị xã Tam Đảo căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội.

Theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của UBTV Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính: “Thành lập đơn vị hành chính đô thị ở miền núi, vùng cao, biên giới hoặc khu vực có giá trị đặc biệt về di sản văn hoá, lịch sử và du lịch đã được cấp có thẩm quyền công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế thì tiêu chuẩn quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng phải đạt từ 50% trở lên …” và “Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị trên cơ sở 01 đơn vị hành chính cùng cấp mà không làm tăng đơn vị hành chính thì không áp dụng khoản 2, điểm a khoản 3

các Điều 4,5 và 6, …”. Do đó, theo các quy định nêu trên thì điều kiện để huyện Tam Đảo trở thành thị xã bao gồm:

- Quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;

- Đơn vị hành chính trực thuộc: Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 50% trở lên;

- Đã được công nhận là đô thị loại III hoặc loại IV; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị xã đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại III hoặc loại IV.

- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.

Theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của UBTV Quốc hội về phân loại đô thị: Để trở thành đô thị loại IV phải đáp ứng được theo 5 tiêu chí và 59 tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 với các tiêu chí đạt mức tối thiểu và tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 75 điểm trở lên.

c) Các tiêu chí và kết cấu hạ tầng còn thiếu so với tiêu chuẩn để hình thành đô thị loại IV - thị xã Tam Đảo theo quy định: Đầu tư xây dựng các khu vực nội thị để đạt chỉ tiêu số đơn vị hành chính cấp phường trên tổng số xã, thị trấn của huyện Tam Đảo (tối thiểu 50%); thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về kinh tế xã hội đạt theo tiêu chuẩn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, xã hội, môi trường, kiến trúc cảnh quan) để đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện Tam Đảo theo 5 tiêu chí và 59 tiêu chuẩn...

d) Phương hướng, lộ trình, kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng đô thị Tam Đảo - Giai đoạn 2017-2020: Mục tiêu bước đầu hình thành kết cấu hạ tầng đô thị Tam Đảo theo tiêu chí của đô thị loại IV:

+ Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở bổ sung định hướng quy hoạch đô thị loại IV Tam Đảo;

+ Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chung đô thị loại IV huyện Tam Đảo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

+ Lập Chương trình phát triển đô thị Tam Đảo với định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để tiến tới đạt tiêu chuẩn của thị xã Tam Đảo trong tương lai;

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thị trấn Hợp Châu;

+ Triển khai các dự án kết cấu hạ tầng khung của huyện Tam Đảo theo Quy hoạch chung đô thị loại IV đã được phê duyệt;

+ Triển khai đầu tư xây dựng các dự án du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện để phát huy thế mạnh và tạo nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong năm 2017 và 2018: Triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung đô thị loại IV Tam Đảo và chương trình phát triển đô thị Tam Đảo song song với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng huyện Tam Đảo theo kế hoạch.

- Giai đoạn 2021-2025: Mục tiêu cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đô thị Tam Đảo theo tiêu chuẩn của đô thị loại IV

+ Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án lớn về dịch vụ và du lịch để phát thế mạnh của huyện đồng thời tạo nguồn thu để phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

+ Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại IV làm cơ sở để lập đề án xây dựng huyện Tam Đảo trở thành thị xã.

2.3.5.6. Các đô thị khác

Các đô thị tại các huyện Vĩnh tường, Yên lạc, Tam Dương, lập Thạch và Sông Lô tiếp tục tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị theo quy hoạch được phê duyệt; triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung của đô thị toàn tỉnh theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu cụm công nghiệp, các công trình đầu mối về hạ tầng như nhà máy cấp nước, khu xử lý rác thải, nghĩa trang tập trung. Đồng thời triển khai các dự án khu nông ngiệp ứng dụng công nghệ cao.

Rà soát nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển các đô thị theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc và Chương trình tổng thể xây dựng phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc cho phù hợp với khả năng thực hiện, đảm bảo khớp nối giữa các quy hoạch, chương trình và kế hoạch đầu tư.

Một phần của tài liệu Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w