Nh− đã phân tích ở mục 6.3.1, lực của dòng hơi tác dụng lên các dãy cánh có thể phân ra hai thành phần: thành phần Ru và thành phần Ra. Thành phần Ru theo h−ớng vuông góc với trục tuốc bin, sinh công có ích trên cánh động, tạo momen quay
làm quay roto và kéo máy phát quay. Thành phần dọc trục Ra (theo h−ớng chuyển
động của dòng hơi) không tạo nên momen quay mà tạo nên lực đẩy roto dịch chuyển theo h−ớng dòng hơi, có thể làm cho roto và stato tuốc bin cọ xát vào nhau gây nguy hiểm cho tuốc bin.
Lực dọc trục Ra có thể tăng lên trong quá trình vận hành do các nguyên nhân sau:
- Do chèn bánh tĩnh mòn nên l−u l−ợng hơi rò rỉ qua đó tăng, làm tăng áp suất hơi tr−ớc cánh động.
- Do muối bám vào cánh động làm giảm tiết diện hơi đi qua, làm giảm l−u
l−ợng hơi qua rãnh cánh động, dẫn đến tăng áp suất tr−ớc cánh động, làm tăng độ phản lực của tầng.
Hình 7.8. Lực tác dụng trong tuốc bin
Để giảm tác dụng của lực dọc trục lên các palê chắn, cần phải tìm ph−ơng pháp cân bằng lực dọc trục bằng cách tạo nên lực có chiều ng−ợc với chiều lực dọc trục hoặc giảm sự chênh lệch áp suất tr−ớc và sau cánh động theo các h−ớng sau đây.
* Tăng đ−ờng kính của vòng chèn đầu tr−ớc của trục (hình 7.8) * Dùng các đĩa giảm tải gắn phía tr−ớc tầng điều chỉnh (hình 7.8)
* Đối với tuốc bin công suất lớn, ng−ời ta chế tạo tuốc bin nhiều thân và đặt các thân ng−ợc chiều nhau (hình 7.9)
* Tạo các lỗ cân bằng áp lực trên các bánh động để giảm bớt chênh lệch áp suất tr−ớc và sau bánh động (hình 7.10).
Hình 7.9. Thân tuốc bin đặt ng−ợc chiều Hình 7.10. Lỗ cân bằng