Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 28 - 33)

4.3.4.1. Tầm quan trọng của việc bảo đảm ổn định nhiệt độ hơi quá nhiệt

Nhiệt độ hơi quá nhiệt là nhiệt độ của hơi ra khỏi ống góp hơi của bộ quá nhiệt tr−ớc khi sang tuốc bin. Nhiệt độ hơi quá nhiệt thay đổi sẽ dẫn đến một loạt thay đổi khác gây ảnh h−ởng xấu đến chế độ làm việc của lò.

- Nếu nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống sẽ làm giảm nhiệt dáng dòng hơi do đó làm giảm công suất tuốc bin, mặt khác khi đó độ ẩm của hơi ở các tầng cuối tuốc bin tăng lên làm giảm hiệu suất tuốc bin đồng thời làm tăng tốc độ ăn mòn cánh tuốc bin.

- Nếu nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng lên quá trị số qui định, khi đó các chi tiết của bộ quá nhiệt cũng nh− tuốc bin phải làm việc trong điều kiện nặng nề hơn, làm cho độ bền của kim loại giảm xuống, có thể gây nổ các ống của bộ quá nhiệt hoặc làm cong vênh các cánh của tuốc bin gây nên cọ xát giữa phần đứng yên và phần quay của tuốc bin.

- Khi nhiệt độ hơi thay đổi sẽ làm thay đổi công suất tuốc bin do đó làm thay

đổi tốc độ quay của tổ tuốc bin-máy phát, dẫn đến làm giảm chất l−ợng dòng điện

(thay đổi điện áp và tần số dòng điện).

4.3.4.2. Các nguyên nhân làm thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt

Trong quá trình vận hành, nhiệt độ hơi quá nhiệt có thể thay đổi do các nguyên nhân sau:

Do thay đổi phụ tải của lò, khi phụ tải tăng lên thì nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống, khi phụ tải giảm thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng,

Do dao động áp suất trong đ−ờng hơi chung,

Do thay đổi nhiệt độ của n−ớc cấp: khi nhiệt độ n−ớc cấp tăng lên thì nhiệt độ hơi quá nhiệt cũng tăng theo và ng−ợc lại,

Do thay đổi hệ số không khí thừa: khi hệ số không khí thừa tăng thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng,

Do thay đổi chất l−ợng nhiên liệu: khi chất l−ợng nhiên liệu tăng thì nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng,

Do đóng xỉ ở dàn bức xạ, cụm Pheston hoặc bám bẩn các ống của bộ quá nhiệt. Do có hiện t−ợng cháy lại trong bộ quá nhiệt ,

Do thay đổi vị trí trung tâm ngọn lửa hoặc do máy cấp than bột làm việc không đều, cấp than vào vòi phun không đều,

Có hai ph−ơng pháp điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt: Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía hơi và Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía khói.

* Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía hơi.

Hình 4.8. Cấu tạo giảm ôn kiểu bề mặt. 1. Vỏ, 2- ống đồng chữ U, 3-n−ớc lò vào và ra, 4,5-ống nối, 9,6-N−ớc vào và ra, 7,8- van điều chỉnh

Hình 4.9. Cấu tạo giảm ôn hỗn hợp 1-ống góp; 2-ống khuyếch tán; 3-mũi phun

Ng−ời ta đặt vào ống góp hơi của bộ

quá nhiệt một thiết bị gọi là bộ giảm ôn. Cho n−ớc đi qua bộ giảm ôn, vì n−ớc có nhiệt độ thấp hơn hơi nên sẽ nhận nhiệt của hơi làm cho nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống. Khi thay đổi l−u l−ợng n−ớc qua bộ giảm ôn thì sẽ làm thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt. Hiện nay th−ờng dùng 2 loại bộ giảm ôn: Bộ giảm ôn kiểu bề mặt và bộ giảm ôn kiểu hỗn hợp.

+ Bộ giảm ôn kiều bề mặt:

Bộ giảm ôn kiều bề mặt đ−ợc biểu

diễn trên hình 4.8

ở bộ giảm ôn kiểu bề mặt, n−ớc giảm ôn không pha trộn với hơi nên yêu cầu chất l−ợng n−ớc giảm ôn không cần cao lắm, có thể dùng n−ớc từ bao hơi.

N−ớc đi vào bộ giảm ôn sẽ nhận nhiệt của

hơi qua bề mặt các ống đồng làm cho quá nhiệt của hơi giảm xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bộ giảm ôn kiểu hỗn hợp:

Nguyên lý cấu tạo bộ giảm ôn kiểu hỗn hợp đ−ợc biểu diễn trên hình 4.9. N−ớc đi vào bộ giảm ôn sẽ pha trộn với hơi quá nhiệt và lấy nhiệt của hơi để bốc hơi do đó làm cho nhiệt độ của hơi quá nhiệt giảm xuống.

ở bộ giảm ôn kiểu hỗn hợp, n−ớc giảm ôn pha trộn với hơi quá nhiệt nên yêu cầu chất l−ợng n−ớc giảm ôn rất cao, th−ờng dùng n−ớc ng−ng của hơi bão hòa nh− ở hình 4.10a hoặc n−ớc cấp nh− ở hình 4.10b.

Cách bố trí bộ giảm ôn:

Cách bố trí giảm ôn đ−ợc trình bày trên hình 4-11.

- Nếu bố trí ở đầu vào (ống góp thứ nhất nh− ở hình 4-11a). thì sẽ điều chỉnh đ−ợc nhiệt độ hơi trong toàn bộ bộ quá nhiệt, nh−ng có nh−ợc điểm là quán tính nhiệt lớn, tác động chậm do đó bộ quá nhiệt và tuốc bin sẽ bị đốt nóng quá mức trong khoảng thời gian ch−a kịp tác động.

- Nếu bố trí ở đầu ra bộ quá nhiệt (ống góp thứ ba nh− ở hình 4-11c.) thì quán tính điều chỉnh nhiệt bé, do đó tuốc bin đ−ợc bảo đảm an toàn tuyệt đối, nh−ng có nh−ợc điểm là bộ quá nhiệt không đ−ợc bảo vệ, do đó bộ quá nhiệt sẽ bị đốt nóng quá mức, tuổi thọ bộ quá nhiệt sẽ giảm xuống và có thể làm nổ ống.

Để khắc phục nh−ợc điểm trên th−ờng ng−ời ta bố trí bộ giảm ôn nằm giữa 2 cấp của bộ quá nhiệt (ống góp giữa nh− ở hình 4-11b.).

* Điều chỉnh nhiệt đô hơi quá nhiệt về phía khói:

Có thể điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt bằng cách thay đổi nhiệt độ, l−u l−ợng khói đi qua bộ quá nhiệt hoặc thay đổi đồng thời cả nhiệt độ và l−u l−ợng khói.

+ Điều chỉnh l−u l−ợng khói đi qua bộ quá nhiệt:

Điều chỉnh l−u l−ợng khói đi qua bộ quá nhiệt là làm giảm hay tăng l−ợng khói đi qua bộ quá nhiệt bằng cách cho một phần khói đi tắt qua đ−ờng khói không đặt bộ quá nhiệt nhằm giảm l−ợng nhiệt mà bộ quá nhiệt nhận đ−ợc, do đó làm giảm nhiệt độ hơi quá nhiệt. Sơ đồ đ−ờng khói đi tắt đ−ợc biểu diễn trên hình 4.12.

+ Điều chỉnh nhiệt độ khói:

Điều chỉnh nhiệt độ khói đi qua bộ quá nhiệt bằng cách thay đổi góc quay của

Hình 4.10.Nối bộ giảm ôn với đ−ờng n−ớc lò hoặc n−ớc cấp. a- Dùng n−ớc lò; b- Dùng n−ớc cấp. 1-bao hơi; 2-Bộ giảm ôn; 3- BQN; 4-Hơitới tuốc bin; 5-N−ớc cấp; 6-lấy xung l−ợng điều khiển nhiệt độ hơi

Hình 4.11. Cách bố trí bộ giảm ôn.

vòi phun, cho vòi phun h−ớng lên trên hoặc xuống d−ới sẽ làm thay đổi vị trí trung tâm của ngọn lửa (hình 4.13), do đó làm thay đổi nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa tức là thay đổi nhiệt độ khói đi qua bộ quá nhiệt, làm thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt.

Hình 4.12. Các dạng đ−ờng khói đi tắt qua bộ quá nhiệt

+ Kết hợp vừa điều chỉnh nhiệt độ khói vừa điều chỉnh l−u l−ợng khói:

Điều chỉnh đồng thời nhiệt độ khói và l−u l−ợng khói bằng cách trích một phần khói ở phía sau bộ hâm n−ớc đ−a vào buồng lửa (còn gọi là tái tuần hoàn khói, hình 4.14). Khi trích một phần khói ở phía sau bộ hâm n−ớc đ−a vào buồng lửa, nhiệt độ trung bình trong buồng lửa sẽ giảm xuống làm cho nhiệt l−ợng hấp thu bằng bức xạ của dàn ống sinh hơi giảm xuống, nghĩa là nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa tăng lên, trong khi đó l−u l−ợng khói đi qua bộ quá nhiệt tăng lên làm cho l−ợng nhiệt hấp thu của bộ quá nhiệt tăng lên, dẫn đến nhiệt độ hơi quá nhiệt cũng tăng lên.

Hình 4.13. Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt bằng cách thay đổi vị trí trung tâm

ngọn lửa nhờ quay vòi phun

Hình 4.14. Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt bằng cách tái

tuần hoàn khói. 1-Vòi phun; 2-Bộ quá nhiệt;

3-Bộ hâm n−ớc; 4-bộ SKK; 5-Quạt gió tái tuần hoàn;

4.4. Bộ HÂM NƯớC

Để tận dụng nhiệt thừa của khói sau bộ quá nhiệt nhằm nâng cao hiệu suất của lò hơi, ng−ời ta bố trí thêm các bề mặt nhận nhiệt nh− bộ hâm n−ớc, bộ sấy không khí, chúng còn đ−ợc gọi là bộ tiết kiệm nhiệt.

4.4.1. Công dụng và phân loại bộ hâm n−ớc

Nhiệm vụ của bộ hâm n−ớc là gia nhiệt cho n−ớc cấp đến nhiệt độ sôi hoặc gần sôi tr−ớc khi n−ớc vào bao hơi.

Theo nhiệm vụ có thể phân thành hai kiểu bộ hâm: Bộ hâm n−ớc kiểu sôi và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiểu ch−a sôi.

- ở bộ hâm n−ớc kiểu sôi, n−ớc ra khỏi bộ hâm đạt đến trạng thái sôi, độ sôi có thể đạt tới 30%. Bộ hâm n−ớc kiểu sôi có thể đ−ợc chế tạo bằng ống thép trơn hoặc ống thép có cánh.

- ở bộ hâm n−ớc kiểu ch−a sôi, n−ớc ra khỏi bộ hâm n−ớc ch−a đạt đến nhiệt độ sôi. Bộ hâm n−ớc kiểu ch−a sôi có thể đ−ợc chế tạo bằng thép hay bằng gang tùy theo thành phần l−u huỳnh trong nhiên liệu

Khi tăng áp suất hơi thì phần nhiệt l−ợng để đun n−ớc đến sôi tăng lên, do đó phần nhiệt l−ợng hấp thu trong bộ hâm n−ớc phải tăng lên. Khi đó phải chế tạo bộ hâm n−ớc kiểu sôi (đối vơi các lò trung áp, phần nhiệt l−ợng để sinh hơi chiếm khoảng 60% toàn bộ nhiệt l−ợng cấp cho lò).

4.4.2. Bộ hâm n−ớc ống thép trơn:

Hình 4.15. ống xoắn của bộ hâm n−ớc

1-Van; 2-,4 ống góp;3-ống xoắn

4.4.3. Bộ hâm n−ớc ống thép có cánh:

Bộ hâm n−ớc ống thép trơn có cấu tạo gần nh− bộ quá nhiệt, đ−ợc biểu diễn trên hình 4.15. gồm các

ống thép có đ−ờng kính từ 28 đến

38mm đ−ợc uốn gấp nhiều lần và

hai đầu đ−ợc nối vào hai ống góp

của bộ hâm n−ớc. Bộ hâm n−ớc

đ−ợc chế tạo thành từng cụm có

chiều cao khoảng 1m và các cụm

đ−ợc đặt cách nhau 0,6m nhằm tạo

khoảng trống cho việc làm vệ sinh

đ−ợc dễ dàng. Thông th−ờng các

ống xoắn của bộ hâm n−ớc đ−ợc bố trí sole, tạo tốc độ dòng khói lớn và xoáy nhiều nhằm tăng c−ờng truyền nhiệt.

Về cấu tạo, bộ hâm n−ớc bằng ống thép có cánh giống bộ hâm n−ớc ống thép trơn, chỉ khác là ở ngoài ống ng−ời ta làm thêm các cánh để làm tăng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt nhằm tăng c−ờng truyền nhiệt.

Bộ hâm n−ớc kiểu có cánh có nh−ợc điểm: Khả năng bám bụi rất lớn, khó làm vệ sinh do đó ít đ−ợc dùng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 28 - 33)