a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Bảng 4.12: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%)
Lợi nhuận ròng -197 440 323,35%
Doanh thu thuần 27.785 57.619 107,37%
ROS (%) -0,71% 0,76% 1,47%
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty có khuynh hướng tăng. Cụ thể, năm 2006 tỷ suất này là -0,71% ( nguyên nhân là do trong năm 2006 phải ngưng sản xuất ở phân xưởng bê tông nhưng vẫn phải tính khấu hao máy móc thiết bị, giá vốn hàng bán lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu bán hàng 94,6% làm cho lãi gộp giảm xuống, lại phải bù đắp phần lỗ của hoạt động tài chính do doanh thu tài chính không trang trải được phần chi phí lãi vay quá lớn). Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận ròng so với doanh thu thuần đã tăng trở lại 0,76% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0,76 đồng lợi nhuận ròng, tức là đã tăng thêm 1,47 đồng. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn. Mặc dù vậy tỷ suất này qua 2 năm vẫn ở mức thấp do lợi nhuận bán hàng có tăng nhưng sự giảm sút trong lợi nhuận khác và khoản lỗ của hoạt động tài chính ngày càng nhiều làm cho lợi nhuận đạt được không đáng kể so với doanh thu bỏ ra. Do vậy trong những năm tiếp theo Công ty cần có những biện pháp để sử dụng hiệu quả các chi phí bỏ ra hoặc có chính sách cắt giảm các chi phí không cần thiết để nâng cao mức lợi nhuận lên.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Bảng 4.13: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%)
Doanh thu thuần 27.785 57.619 107,37%
Lợi nhuận ròng -197 440 323,35%
Tổng tài sản 32.328 41.126 27,21%
Số vòng quay TTS (vòng) 0,85 1,4 0,55
ROA (%) -0,61% 1,07% 1,68%
Nguồn: Phòng kế toán
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng từ -0,61% năm 2006 lên 1,07% năm 2007 tức là cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản năm 2007 tạo ra 1,07 đồng lợi nhuận tăng 1,68 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do số vòng quay tài sản tăng, lợi nhuận ròng cũng tăng lên. Điều này cho thấy Công ty đã bắt đầu khai thác tốt hiệu quả sử dụng tài sản của mình. Ngoài ra Công ty cũng cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa lợi nhuận ròng để làm cho tỷ suất này cao lên. Vì lợi nhuận đạt được có tỷ lệ quá thấp so với khoản đầu tư vào tài sản.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Bảng 4.14: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%)
Lợi nhuận ròng -197 440 323,35% Vốn chủ sở hữu 13.031 15.423 18,36% Tổng tài sản 32.329 41.127 27,21% Tỷ suất tự tài trợ (VCSH/TTS) 40,31% 37,50% -2,81% ROE (%) -1,51% 2,85% 288,71% Nguồn: Phòng kế toán.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng vì tỷ suất này được hình thành từ 2 nhân tố là lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu. Năm 2007, Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn không những bù đắp được phần lợi nhuận bị tổn thất (lỗ 197 triệu đồng) mà còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng do tỷ suất tự tài trợ lại giảm nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng. Nhìn chung đối với một ngành công nghiệp có đặc trưng sử dụng vốn cao nhưng lại mang về lợi nhuận thấp thì việc sử dụng chính sách nợ cao như hiện nay (phần lớn là nợ ngắn hạn 6 tháng) sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Do đó Công ty cần cân nhắc kỹ phần chi phí lãi vay sao cho vẫn đảm bảo có được lợi nhuận hoạt động tài chính hoặc có chính sách bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu tránh bị động khi sử dụng nguồn vốn vay.
Nhìn chung tỷ suất sinh lợi tại Công ty qua các năm có tăng lên nhưng mức sinh lợi còn thấp, mặc dù đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động sản suất kinh doanh nhưng nhưng số vòng quay tài sản chỉ đạt 1,4 vòng chứng tỏ Công ty chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình.
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP