Hiện trạng một số bãi rác ở Thành phố Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa ứng dụng trong hệ thông tin địa lý luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 01 04 pdf (Trang 49 - 50)

4. Nội dung nghiên cứu chính

3.3.12. Hiện trạng một số bãi rác ở Thành phố Nam Định

Với chủ trƣơng xử lý rác thải trong ngày không để tồn đọng sang ngày hôm sau. Toàn thành phố hiện có 8 tuyến thu gom rác thải và có hơn 50 vị trí thu gom rác, tạo thuận lợi hơn và nâng cao rõ rệt hiệu quả của việc thu gom và vận chuyển rác thải hằng ngày, Thành phố Nam Định là một trong các địa phƣơng thực hiện khá tốt công tác xã hội hoá vệ sinh môi trƣờng. Tuy nhiên, do là Thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh, khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trong những năm gần đây tăng một cách đáng kể. CTR sinh hoạt và công nghiệp không độc hại trên địa bàn thành phố hiện do Công ty TNHH một thành viên Môi trƣờng Nam Định tổ chức thu gom và xử lý. Công ty thu gom trung bình 156 tấn/ngày, đạt tỷ lệ khoảng 80% CTR phát sinh trên toàn thành phố.

+ Khu xử lý CTR diện tích 23 ha (20 ha dành cho chôn lấp hợp vệ sinh) đặt tại cánh đồng làng Man – Xã Lộc Hoà. Khu xử lý đƣợc xây dựng khá hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn của BXD và Bộ Khoa học Công nghệ.

Công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng: đƣợc các cấp, các ngành quan tâm hơn, từng bƣớc đổi mới và đầu tƣ cơ sở vật chất. Nhà máy xử lý rác thải có công suất bình quân 102 tấn rác/ngày và Lò đốt rác vô cơ công suất 20 tấn/ngày đƣợc vận hành hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn thành phố. Trạm xử lý nƣớc thải tại Khu

công nghiệp Hoà Xá và Trạm xử lý nƣớc thải Cụm công nghiệp An Xá đang đƣợc triển khai xây dựng. Đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng; hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất lập và từng bƣớc thực hiện Đề án bảo vệ môi trƣờng theo quy định của Luật.

Trong khi đó, quỹ đất dành cho chôn lấp rác ngày càng hạn hẹp, quy trình xử lý chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên rất dễ gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng. Trong thành phố còn nhiều bãi rác đều là tự phát, tận dụng những ao hồ, bãi tha ma, bãi đất trống, đất hoang, ... Sự hình thành các bãi rác thải là do ngƣời dân sở tại gây ra. Tình trạng này xuất hiện tập trung ở những khu dân cƣ không tiện đƣờng giao thông hoặc những khu dân cƣ đang hình thành. Theo quy định, bãi chôn lấp rác phải cách khu dân cƣ từ 300m trở lên. Với khoảng cách quá gần và rác đƣợc đổ “lộ thiên” cạnh đƣờng giao thông lại không đƣợc xử lý, chôn lấp nên mùi hôi thối bốc lên đã ảnh hƣởng đến khu vực xung quanh, nhất là đối với học sinh của các trƣờng học gần đó.

Bãi rác Lộc Hòa với diện tích 23 ha xử lý chôn lấp hàng ngày khoảng 150 tấn rác/ngày. Mặc dù vậy nhƣng vơi tốc độ đô thị hóa nhanh lƣợng rác thải ngày một lớn dẫn đến việc xử lý rác thải bị quá tải, ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh. Vì vậy yêu cầu đòi hỏi phải có một bãi rác thải sinh hoạt phù hợp cho thành phố [5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa ứng dụng trong hệ thông tin địa lý luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 01 04 pdf (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)