PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN
3.2.2. Kiện toàn và nâng cao năng lực về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ Thành phố đến quận, huyện và phường, xã (đây được coi như giả
nước từ Thành phố đến quận, huyện và phường, xã (đây được coi như giải pháp lớn thứ hai)
Phải kiện toàn và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước trước hết bằng pháp luật, phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống pháp luật về tôn giáo, hiện nay ta mới chỉ có Pháp lệnh.
Lập pháp: đưa những vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo ra Hội đồng nhân dân các cấp xã, phường để bàn và quyết định.
Hành pháp: phải ban hành các nghị quyết, chỉ thị, thông tư của nhà nước và quyết định hành chính của UBND các cấp.
Tư pháp: tiến hành xây dựng các quy định về tài phán hành chính (văn bản nhỏ) kết hợp luật pháp nhà nước (luật công) với các Hương ước mới của làng xã.
Quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng công cụ quan trọng là các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có Ban Tôn giáo các cấp; cần phải kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo ở các quận, huyện theo tinh thần Nghị định 22.
- Kiện toàn mô hình quản lý nhà nước: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước được đào tạo chuyên ngành và có phẩm chất tốt. Đội ngũ nói trên hiện đang ở trong tình trạng bất cập, không chuyên môn, không được đào tạo.
Ban Tôn giáo thành phố có 18 cán bộ, nhưng phải phụ trách một lượng công việc rất lớn, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo chuyên ngành, đa số là cán bộ đoàn thể từ cơ sở đưa về, chưa có cán bộ trẻ được quy hoạch đào tạo dài hạn cho công tác tôn giáo.
Ở cấp quận và cơ sở, cán bộ làm công tác tôn giáo vừa thiếu, vừa yếu. Phần lớn là cán bộ không chuyên ngành, không được huấn luyện, không được đào tạo để quản lý, để làm công tác tôn giáo. Thậm chí có cán bộ làm công tác tôn giáo nhưng hiểu biết rất hạn chế về hoạt động, về đặc điểm và sự hình thành các tôn giáo ở địa phương. Cán bộ không hiểu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, dẫn đến tình trạng giải quyết những vấn đề nảy sinh từ chỗ đơn giản đẩy lên phức tạp hoá vấn đề, làm giảm lòng tin của tín đồ tôn giáo vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Cán bộ ít đi thực tế cơ sở, không thu thập được thông tin phản hồi từ các tín đồ, các tổ chức tôn giáo, từ đó dẫn đến đôi khi không có quyết sách kịp thời, đúng đắn về một vấn đề phức tạp nảy sinh, nhất là vấn đề đất đai, nơi thờ tự. Cho nên củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức cán
bộ làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là một việc làm cấp thiết.
Cơ quan chuyên trách làm công tác tôn giáo là Ban Tôn giáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận cùng với các Đoàn thể. Đây là lực lượng trực tiếp, thường xuyên tham mưu cho Đảng giải quyết vấn đề tôn giáo và thực hiện hầu hết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Để củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo từ quận đến cơ sở, cấp uỷ đảng phải quan tâm quy hoạch, đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp mình. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách bằng nhiều hình thức như: tập huấn, tham quan, đào tạo ngắn và dài hạn... sao cho cán bộ có trình độ ngang tầm với nhiệm vụ. Bởi vì, mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó có tín đồ tôn giáo không chỉ thể hiện ở đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, mà một phần quan trọng còn thể hiện ở hoạt động của các tổ chức đảng, ở hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các đoàn thể và ở mỗi đảng viên.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở vùng có đồng bào tôn giáo theo hướng đoàn thể hoá các giai cấp, các giới trong tôn giáo. Mỗi cấp đoàn thể phải có cán bộ chuyên sâu về công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo, phải hiểu các tôn giáo mình phụ trách, đề ra những biện pháp vận động thích hợp nhằm tăng cường công tác phát triển đoàn viên, hội viên là tín đồ các tôn giáo. Kết hợp cùng chính quyền, các ban ngành chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đồng bào có đạo, giáo dục cho quần chúng nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.