PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN
3.2.1. Phát huy những kinh nghiệm đã có được trong quá trình quản lý nhà nước đối với tôn giáo
nhà nước đối với tôn giáo
Trong những năm qua, có rất nhiều bài học quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, phải đúc kết thành 9 bài học sau đây:
Bài học thứ 1: Nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; hiểu thấu bản chất, đặc điểm của đời sống tâm linh, tinh thần để thấy được nó vừa là hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã hội.
Bài học thứ 2: Tôn giáo là hiện tượng phức hợp phải có quan điểm tổng thể, toàn diện, khách quan trong nhìn nhận, trong giải quyết.
Bài học thứ 3: khi giải quyết vấn đề tôn giáo, phải nắm vững những nguyên tắc quản lý nhà nước về tôn giáo để giải quyết (năm nguyên tắc) nhưng đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (lưu ý bài học kinh nghiệm của Trung Quốc).
Bài học thứ 4: Phải hết sức xem trọng vai trò của chức sắc tôn giáo và dùng tôn giáo để giải quyết vấn đề tôn giáo.
Bài học thứ 5: Phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước đối với tôn giáo.
Bài học thứ 6: Lòng yêu nước của tín đồ sẽ vượt qua được những khác biệt về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và nó sẽ vượt qua những điểm dị biệt, nhân tố cơ bản là đại đoàn kết dân tộc - đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt.
Bài học thứ 7: Muốn quản lý nhà nước đối với tôn giáo tốt, cần phải có đủ các điều kiện: các yếu tố chuyên môn, phương pháp, nghệ thuật quản lý.
Bài học thứ 8: Phải đảm bảo sự mềm dẻo trong vận động và tính pháp chế trong chính sách có liên quan đến tôn giáo.
Bài học thứ 9: Cần phải coi trọng nghiên cứu thực tiễn về quản lý nhà nước đối với tôn giáo.