Phòng Tổng Hợp Phòng Kế ToánPhòng Giám Định- Bồi ThườngPhòng Kinh Doanh
KV Gia Lâm KV Bắc Thăng Long KV Hưng Yên KV Hoàng Mai KV Cầu Giấy KV Thanh Xuân KV Hòa Bình KV Kinh Bắc - Các nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người:
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo hiểm hàng hóa
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung.
2.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ABIC Hà Nội trong những năm gần đây.
ABIC Hà Nội ra đời vào đúng thời điểm nền kinh tế thế giới cũng như là ở Việt Nam đang có sự biến động mạnh mẽ. Từ khi thành lập chi nhánh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chung do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư giảm sút, các dự án bị ngưng trệ đã tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước và hoạt động BH nói riêng. Hơn nữa, trên thị trường BH hiện nay, có sự có mặt của 29 công ty BH phi nhân thọ khiến áp lực cạnh tranh về phí BH trong thời biểu giá cả và chi phí nhân công, phụ tùng ngày càng tăng đang khiến các doanh nghiệp BH nói chung và chi nhánh gặp không ít khó khăn khi cân đối giữa chi phí và chất lượng dịch vụ.
a. Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm của ABIC Hà Nội( từ 2010- 2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Diễn giải Doanh2010 2011 2012 2013
thu trưởngTăng Doanhthu trưởngTăng Doanhthu trưởngTăng Doanhthu trưởngTăng ABIC Hà
Nội 65624 _ 52943 -19,23% 45512 -14,03% 75656 66,23% Công ty 383986 _ 407402 6,1 % 454965 11,7 % 530849 17,08%
Tỷ lệ 17,1 % _ 13 % _ 10% _ 14,25% _
Tổng doanh thu phí bảo hiểm tính đến cuối năm 2013 là 75656 triệu đồng tăng 66,23 % so với năm 2012 (đạt 45512 triệu đồng) và tăng 15,3 % trong giai đoạn 2010 – 2013 (năm 2010 đạt 65634 triệu đồng). Tuy nhiên từ bảng số liệu trên có thể thấy một thực tế là việc tăng trưởng doanh thu phí của ABIC Hà Nội không đều, thậm chí có năm tăng trưởng âm, năm 2011 tăng trưởng âm 19,23 % (đạt 52943 triệu đồng) và năm 2012 là âm 14,013 % ( đạt 45512 triệu đồng), đến năm 2013 lại tăng trưởng quá cao (66,23 %) trong khi doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty lại tăng trưởng một cách đều đặn qua hàng năm ( giai đoạn 2010 – 2013 trung bình 12 % / năm). Để có thể lí giải nguyên nhân trên, ta có bảng thống kê doanh thu phí bảo hiểm gốc các nghiệp vụ của ABIC Hà Nội như sau:
Bảng 2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc các nghiệp vụ tại ABIC Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng Nghiệp vụ MãNV Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013Doanh thu phí bảo hiểm gốc BH sức khỏe & tai nạn
con người 01 12466 16110 26920 41448
BH tài sản & kỹ thuật 02 9524 6798 3791 19959
BH hàng hóa 03 7045 8206 3307 2238 BH xe cơ giới 05 25318 14972 9812 11328 BH cháy nổ 06 704 759 163 382 BH tàu 07 10510 6077 1513 247 BH trách nhiệm chung 08 55 20 53 55 BH nông nghiệp 11 16 16 _ _ Tổng 65624 52943 45512 75656
(Nguồn ABIC Hà Nội) Mặt khác, tỷ lệ phí bảo hiểm một số sản phẩm của ABIC Hà Nội đang có sự chênh lệch với mặt bằng chung toàn công ty
STT Đơn vị BH hỏahoạn BH mọi RRTS BH MMTB chủtàu BH VC xeô tô Tỷ lệ phí BQ Tỷ lệ phí BQ Tỷ lệ phí BQ Tỷ lệ phí BQ
1 Công ty 0.17% 0.10% 0.71% 1.71%
2 ABIC Hà Nội 0.12% 0.09% 0.59% 1.70%
3 Tỷ lệ 70,5% 90% 83% 99,5%
(Nguồn: ABIC Hà Nội) Có thể thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc của ABIC Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2013 là không ổn định, trong đó có những năm tăng trưởng âm. Nguyên nhân xuất phát từ hai lí do sau đây:
Thứ nhất, vào cuối năm 2010, đầu năm 2011, các ngân hàng bắt đầu xảy ra tình trạng nợ xấu, và bắt đầu siết chặt lại quy trình cho vay, tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó là cuộc khúng khoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 vẫn đang diễn ra trầm trọng. Sản xuất trong nước đình trệ, hàng hóa ứ đọng, xuất khẩu khó khăn, người dân tiêu dùng hạn chế, bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng phá sản, nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng trong khi đó lại không tiếp cận được nguồn vốn. Doanh thu phí bảo hiểm gốc trong giai đoạn 2010 – 2012 giảm xuất phát từ các nghiệp vụ BH tài sản & kỹ thuật giảm 60,2 % (từ 9524 triệu xuống 3791 triệu), BH hàng hóa giảm 53 % (từ 7045 triệu xuống 307 triệu), BH xe cơ giới giảm 61,2 % ( từ 25318 triệu xuống 9812 triệu), BH tàu giảm 85,6 %.
Thứ hai, nhìn chung tỷ lệ phí bình quân một số sản phẩm bảo hiểm của chi nhánh đang thấp hơn so với mặt bằng chung của công ty chính vì vậy cũng làm cho doanh thu phí bảo hiểm gốc của ABIC Hà Nội còn chưa đạt được như mong muốn.
2.2. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội
Khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, nó là khâu đóng vai trò quyết định sự thành bại của bất kỳ nghiệp vụ nào, có khai thác thành công, tạo ra một lượng lớn khách hàng tham gia bảo hiểm, từ đó mới có thể đem lại nguồn doanh thu lớn, đảm bảo nguyên tắc “ số đông bù số ít”, từ đó tạo lập được quỹ tập trung đủ lớn để chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi hoa hồng bảo hiểm, đảm bảo khả năng trả tiền bảo hiểm…Và đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô thì khâu khai thác là yếu tố quyết định sự tồn tại của sản phẩm. Chính vì vậy khâu khai thác luôn phải được các công ty bảo hiểm chú ý hàng đầu và Abic Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Là một doanh nghiệp bảo hiểm mới đi vào hoạt động, đang dần bước khẳng định mình trên thị trường bảo hiểm, Abic Hà Nội luôn chú trọng đến khâu khai thác bởi khâu này hoạt động có hiệu quả sẽ tang lượng khách hàng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm bảo hiểm của Công ty qua đó khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường và trong lòng khách hàng. Với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô, Công ty đã chú trọng tới khâu khai thác và bước đầu thu được những kết quả khả quan. Có thể thấy điều này qua bảng kết quả khai thác sản phẩm này như sau:
Bảng 3: Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội (Từ 2010- 2012)
(Đơn vị: triệu đồng) Năm
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 2012 2013
Doanh thu BH gốc
nghiệp vụ BHVC xe ô tô 22.852 13.118 8.101 10.657 Doanh thu bảo hiểm gốc
Abic Hà Nội 65.096 56.718 45.852 75.632
Tỷ lệ doanh thu nghiệp vụ trên tổng doanh thu
của Abic Hà Nội 35.11% 23.13% 17.67% 14.09%
( Nguồn: ABIC Hà Nội) Qua bảng số liệu ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2013 tỷ lệ doanh thu nghiệp vụ BHVC xe ô tô so với toàn công ty còn khá thấp, số hợp đồng bảo hiểm được ký kết chưa nhiều. Có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2012 và tăng trở lại trong năm 2013. Nghiệp vụ này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trên thị trường do thị trường ô tô đang có xu hướng phát triển, số lượng xe mới xuất sưởng ngày càng tăng lên, cần được quan tâm khai thác.
Doanh thu phí BHVC xe ô tô có xu hướng giảm trong gia đoạn 1, từ năm 2010 đến năm 2012, giảm từ 22.852 triệu đồng năm 2010 xuống còn 8.101 triệu đồng năm 2012. Giai đoạn 2 từ 2012- 2013 Doanh thu phí BHVC xe có xu hướng tăng lên khá nhiều. Từ 8.101 triệu đồng năm 2012 lên đến 10.657 trệu đồng năm 2013( tăng 2.556 triệu đồng, tức tăng 31,55 %). Cho thấy, Doanh thu nghiệp vụ này có xu hướng giảm trong giai đoạn 1 bởi vì ảnh hưởng của sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới, lượng ô tô mới bán ra giảm, kinh tế khó khăn nên người dân khó có điều kiện để tham gia các hợp đồng bảo hiểm,… tuy nhiên trong giai đoạn 2 chứng kiến sự tăng trưởng bất ngờ của doanh thu
nghiệp vụ này.Điều đó có được là do nền kinh tế dang phục hồi dần dần, lượng ô tô mới bán ra tăng, công ty ký kết được nhiều hợp đồng mới,…
Nhìn chung, kết quả khai thác chưa nói lên được nhiều về hiệu quả kinh doanh thực sự của sản phẩm. Nhưng nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy rằng: Đây là một sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới. Và nếu được quan tâm thích đáng có thể đây sẽ là một sản phẩm thế mạnh mang lại doanh thu cao cho công ty.
2.2.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Công tác đề phòng hạn chế tổn thất là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Một nghiệp vụ dù có doanh thu cao bảo hiểm cao đến đâu mà phải chi bồi thường nhiều hoặc quá lớn, quá nhiều thì cũng không có hiệu quả.
Bảng 4: Tình hình đề phòng hạn chế tổn thất bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội( từ 2010-2013).
Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Doanh thu 22.852 13.118 8.101 10.657 Đinh mức chi ĐPHCTT(%) 1.5 1.6 1.8 2 Chi ĐPHCTT cho nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô
342,78 209,888 145,818 213,14
Định mức chi đề phòng hạn chế tổn thất tăng qua các năm tăng và đến năm 2013 tăng lên 2% cho thấy công ty ngày càng chú trọng hơn, công tác đề phòng hạn chế tổn thất được công ty thực hiện khá nghiêm túc và đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại như số lượng cán bộ nắm bắt nghiệp vụ này còn hạn chế, nguồn kinh phí cho công tác này chưa cao, việc đánh giá rủi ro để đề phòng hạn chế từ khâu khai thác còn
chưa được chú trọng đúng mức. Điển hình như: giấy yêu cầu bảo hiểm nhiều khi chỉ mang tính chất có cho dù chưa được chú trọng kê khai đầy đủ. Giấy yêu cầu bảo hiểm không được kiểm tra xác minh lại đầy đủ thì đó sẽ là các kẽ hở mà khách hàng có thể khai thác nhằm trục lợi bảo hiểm sau này. Thêm nữa, trong khâu khai thác bảo hiểm, đa số cán bộ khai thác dựa trên các mối quan hệ quen biết để khai thác và ký kết các hợp đồng bảo hiểm nên đôi khi còn hay cả nể, chưa đánh giá đúng tình hình mà vẫn cấp đơn bảo hiểm, điều này sẽ gây sự bất lợi cho công ty. Trong thời gian tới ABIC Hà Nội nên chú trọng quán triệt, kiểm soát chặt chẽ vấn đề này. Tóm lại, công tác đề phòng hạn chế tổn thất mặc dù đã được quan tâm song do chưa có nhiều kinh nghiệm nên số lượng xe tham gia bị tổn thất, đòi bồi thường khá nhiều. Điều này cho thấy ABIC Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đề phòng hạn chế trong thời gian tới.
2.2.3. Công tác giám định và giải quyết bồi thường.
Nếu khai thác là khâu đầu tiên quyết định trực tiếp tới doanh thu và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm thì khâu giám định và giải quyết bồi thường là khâu cuối cùng quyết định đến chất lượng của nghiệp vụ. Sản phẩm bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng đều có đặc điểm là sản phẩm vô hình, khách hàng tham gia bảo hiểm không thể nhận biết được sản phẩm mình đã mua mà chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Sự kiện bảo hiểm có thể là những tai nạn, rủi ro liêm quan đến tính mạng, tình trạng sức khỏe con người, rủi ro liên quan đến tài sản hoặc những rủi ro liên quan đến trách nhiệm nào đó mà người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ thực hiện. Công tác bồi thường được tiến hành nhanh chóng kịp thời chính là thể hiện sản phẩm bảo hiểm có chất lượng tốt, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được
Bồi thường là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu việc bồi thường được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác sẽ góp phần làm tăng uy tín của công ty, tạo dựng được niềm tin của khách hàng và sẽ thu hút được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác này, Abic Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng trong công tác bồi thường. Cụ thể, công ty phân cấp bồi thường cho từng phòng.
Thông thường, việc giải quyết bồi thường cho các chủ xe ô tô tại ABIC Hà Nội sẽ được tiến hành sau khi đã thu thập đầy đủ các giấy tờ cần thiết như: Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe, biên bản giám định, các chứng từ hóa đơn, bản thanh toán sửa chữa tài sản, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe,…Căn cứ vào các tài liệu trên, ABIC Hà Nội sẽ tiến hành bồi thường một cách nhanh chóng, đầy đủ và đảm bảo quyền lợi cho các chủ xe. Bên cạnh đó thời gian giải quyết bồi thường cũng ngày càng được rút ngắn được các yêu cầu thực tế. Sau khi các thủ tục hồ sơ đã được hoàn tất, chỉ trong vòng 15 ngày Công ty sẽ giải quyết bồi thường cho các chủ xe, thậm chí có những vụ được giải quyết ngay tại chỗ khi có đủ các hồ sơ cần thiết.
Bảng 5: Tình hình bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội( Năm 2010-2013)
Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Đoanh thu 22.852 13.118 8.101 10.657 STBT 11.215 6.427 4.950 6.215 Tỷ lệ bồi thường 49,08% 49% 61,10% 58,31%
( Nguồn: ABIC Hà Nội) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ giải quyết bồi thường của công ty tăng giảm thất thường. Điều này cho thấy năng lực bồi thường của ABIC Hà Nội trong thời gian này chưa vững mạnh do công ty mới đi vào hoạt động chưa lâu. Nếu nhìn một cách tổng thể, từ bảng số liệu trên ta thấy:
Tỷ lệ bồi thường chưa cao, có thể nhận thấy rõ khi so sánh với các công ty bảo hiểm khác, ví dụ Bảo Minh từ năm 2011-2013 tỷ lệ bồi thường tăng từ 70-80 %. Nguyên nhân là do nhiều vụ tai nạn xảy ra, công ty chỉ có thể tiến hành giám định trước để xác định lỗi, thiệt hại mà chưa kịp hoàn tất đầy đủ hồ sơ để giải quyết bồi thường. Mặt khác, một nguyên nhân khác nữa làm cho sự tồn đọng có xu hướng gia tăng là do lực lượng cán bộ giám định bồi thường còn ít nên khi có nhiều hồ sơ khiếu nại sẽ không kịp giải quyết. Chính vì vậy trong thời gian tới Abic Hà Nội cần trú trọng hơn về công tác cán bộ để giải quyết khó khăn này.
Tóm lại công tác giám định, bồi thường của ABIC Hà Nội vẫn còn tồn tại những khó khăn cần khắc phục như: trình độ cán bộ giám định chưa đồng đều, số lượng cán bộ giám định còn ít so với nhu cầu thực tế. Quy trình giám định bồi thường đã được công ty ban hành bằng văn bản song nhiều khi cán bộ giám định, bồi thường thực hiện tắt các bước nên đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự chính xác của các khâu này, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ của Công ty.
2.2.4. Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC Hà Nội
Cùng với sự lớn mạnh của thị trường bảo hiểm, số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô ngày càng tăng. Bên cạnh những người tham gia bảo hiểm để bảo vệ, ổn định cuộc sống của mình khi không may gặp rủi ro tai nạn, thì đã xuất hiện không ít khác hàng lợi dụng bảo hiểm để chiếm đoạt một số tiền bất hợp pháp từ phía công ty bảo hiểm. Đó chính là hành