Một số đánh giá về dân tộc Xtiêng.

Một phần của tài liệu BẢO tồn các GIÁ TRỊ về tín NGƯỠNG dân tộc XTIÊNG (Trang 33 - 34)

4.1. Đánh giá tổng quan.

Do nhu cầu mức sống ngày càng tăng, dân tộc Xtiêng không còn bó hẹp với ruộng rẫy nơi mình cư trú. Nhiều thanh niên Xtiêng đi làm cho nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nước tại các khu công nghiệp. Y phục và đồ trang sức của dân tộc Xtiêng cũng có nhiều thay đổi do quá trình giao lưu với người Việt. Người dân ngày nay đã đến các cơ sở y tế của xã, huyện để khám chữa bệnh và sinh đẻ, hầu như không theo cách chữa bệnh của các thầy cúng. Một số nơi, các già làng vẫn còn áp dụng các phương pháp trị bệnh truyền thống bằng các loại cây rừng như đau bụng, nhức đầu, đau mắt, trật khớp, rắn cắn... Nhưng những nơi kinh tế, giao thông phát triển, họ thường chọn bệnh viện và sử dụng thuốc Tây, dầu gió mỗi khi có bệnh. Phương pháp nuôi con cũng theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế xã. Sức khỏe của trẻ em và người già khá hơn nhiều năm trước đây. Người dân đã sống định cư tập trung thành các ấp, các xã nên vấn đề giáo dục và y tế cũng phát triển, xã nào cũng có trường học, cơ sở y tế. Nhà nước đã trợ giúp xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ về đời sống vật chất cho nhiều hộ dân Xtiêng trong tỉnh.

Môi trường cư trú, phương thức sản xuất, sinh hoạt xã hội nhiều thay đổi đã tác động đến vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc Xtiêng. Tính cộng đồng không còn chặt chẽ, những luật tục không còn được áp dụng bởi sự điều tiết xã hội theo luật pháp phù hợp; tổ chức cư trú truyền thống trong phạm vi sóc, buôn bị phá vỡ bởi quy định hành chính; địa bàn sản xuất truyền thống không còn được duy trì như trước, sự tiếp xúc giao lưu với nhiều thành phần tộc người mang tính cởi mở mạnh mẽ; … Những yếu tố trên phần nào làm cho đời sống kinh tế xã hội dân tộc Xtiêng có những chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh đó, đã xuất hiện những yếu tố gây tổn hại đến những giá trị văn hóa truyền thống. Những phong tục không còn được duy trì, lễ hội ít được tổ chức, nghề truyền thống bị mai một dần,… Một số giá trị nghệ thuật truyền thống bị lãng

quên.

4.2. Đánh giá tổng quan về lễ hội của dân tộc Xtiêng.

Nhìn chung lễ hội truyền thống của dân tộc Xtiêng có một số đặc điểm cơ bản như những lễ hội lớn thường có tổ chức nghi thức đâm trâu, đây là nghi lễ hiến sinh của cộng đồng giành cho thần linh - một nghi lễ không thể thiếu trong các lễ hội. Họ dùng sáp ong làm nến để đốt khi cúng, không dùng nhang (hương) như các dân tộc khác. Thời gian diễn ra phần lễ thường ngắn hơn nhiều so với phần hội thường kéo dài từ hai đến bảy ngày, hoạt động của phần hội chủ yếu là hoạt động giao lưu múa hát, biểu diễn nhạc cụ, không có các trò chơi dân gian như các lễ hội của các cư dân khác.

Do đặc điểm cư trú, phong tục tập quán và quá trình giao thoa văn hóa giữa dân tộc Xtiêng với các công đồng cư dân khác trong cùng khu vực, số lượng lễ hội nói trên có sự có sự khác nhau, cách tổ chức cũng có những điểm khác nhất định. Chẳng hạn: Trong lễ hội lập Sóc mới, một số vùng tổ chức với nghi thức đơn giản, ngắn gọn nhưng có vùng tổ chức rất quy mô, trang trọng; tương tự, lễ hội Phá Bàu chỉ có ở Bình Phước và chỉ có ở nhóm Bù Đek….

Theo các kết quả một thống kê khác, có đến 70% các sóc ấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước có đầy đủ các nghi lễ và lễ hội nói trên. Trong đó, một bộ phận còn lại ở Bình Phước, vùng Đồng Nai và Lâm Đồng, số lễ hội lễ hội truyền thống ít hơn về số lượng (chỉ có từ ba đến năm lễ hội tùy từng vùng). Cách tổ chức lễ hội tùy vào mỗi địa phương, họ có những đặc điểm khác biệt nhất định. Trong các địa phương ở Đông Nam Bộ, Bình Phước là nơi có số lượng lễ hội phong phú hơn cả, mức độ bảo tồn và duy trì lễ hội cũng được thực hiện khá tốt so với các địa phương khác.

Một phần của tài liệu BẢO tồn các GIÁ TRỊ về tín NGƯỠNG dân tộc XTIÊNG (Trang 33 - 34)