Một số tương đồng trong tín ngưỡng của dân tộc Xtiêng với Khmer.

Một phần của tài liệu BẢO tồn các GIÁ TRỊ về tín NGƯỠNG dân tộc XTIÊNG (Trang 36 - 37)

Khmer.

Hai dân tộc Khmer và Xtiêng là hai dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng đất Bình Phước. Văn hóa truyền thống của họ chứa đựng những giá trị tiêu biểu, góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam.

7.1. Trong hôn nhân

Ngoài những đặc trưng của mỗi dân tộc thì giữa hai dân tộc này vẫn có những đặc điểm chung, trong đó rõ nét và nổi bật nhất chính là hình thức ba bước tiến hành hôn lễ và tục hát đối trong khi tiến hành một số nghi lễ. Đám cưới, hai dân tộc này thường phải trải qua ba bước, đó là: dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Trong đó, một trong những đặc điểm tương đồng rõ nét nhất chính là hình thức hát đối đáp giữa do đại diện của hai gia đình nhà gái và nhà trai trong các nghi lễ của đám hỏi và đám cưới. Theo đó, hai gia đình khi tiến hành lễ đám hỏi và đám cưới thì mỗi bên đều phải có một người đại diện, gọi chung là Amaha. Trong đó, ở dân tộc Khmer, người đại diện bên nhà trai gọi là A m’ha My Ba và nhà gái gọi là A m’ha T’rung ca; còn với dân tộc Xtiêng, người đại diện bên nhà gái gọi là A m’ha Soong Đ’rai và nhà trai gọi là Am’ha Soong C’lâu. Khi nhà trai sang nhà gái dự lễ hỏi hoặc cưới, hai người đại diện này sẽ tiến hành hát đối đáp với nhau để giao ước với nhau về các lễ vật phải có trong đám cưới, về những nguyên tắc mà nhà trai cần phải thực hiện trong lễ cưới. Đến ngày cưới,

khi nhà trai sang đưa chú rể sang nhà gái, hai bên cũng tiếp tục hát để trình bày những vấn đề đã thỏa thuận và xin phép được vào nhà. Khi nhà gái đồng ý, người đại diện sẽ hát đáp lại cho nhà trai đưa chú rể vào nhà. Hình thức hát đối này vừa thể hiện những phong tục, những nghi thức của họ trong lễ hỏi, lễ cưới, vừa tạo không khí vui tươi cho lễ hỏi, lễ cưới. Đồng thời, hình thức hát đối cũng thể hiện tài năng và sức sáng tạo tài tình của hai người đại diện. Hình thức này cũng đã cho thấy sự độc đáo trong dân ca, dân vũ của hai dân tộc Khmer và Xtiêng.

7.2. Tổ chức lễ hội

Cả dân tộc Xtiêng và Khmer đều thờ một số vị thần tiêu biểu và phổ biến như: Thần rừng, thần lúa, thần suối, thần cây, thần đá, thần đất, thần thác nước… Từ tín ngưỡng đa thần nói trên, họ có cùng chung những lễ hội có liên quan. Chẳng hạn:

Lễ hội Mừng lúa mới: Cả dân tộc Xtiêng và Khmer đều tổ chức lễ hội này với quy mô lớn, không khí hết sức long trọng, thu hút đông đảo cộng đồng tham gia. Trong đó, dân tộc Xtiêng tổ chức lễ hội này với quy mô lớn hơn, họ xem lễ hội này như là ngày tết của họ.

Lễ hội phá Bàu: Cả hai dân tộc đều có cách tổ chức lễ hội tương tự nhau về thời điểm, về quy mô, về phương pháp tổ chức… Chỉ có những nghi lễ cúng thần linh tại lễ hội và những nhạc cụ sử dụng trong quá trình tổ chức cúng thần linh thì có sự khác nhau đôi chút. Dân tộc Xtiêng sử dụng cồng chiêng là chủ yếu, trong khi đó dân tộc Khmer sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống khác như: Trống vỗ, đàn Chapeysapia, đàn cò,…

Một phần của tài liệu BẢO tồn các GIÁ TRỊ về tín NGƯỠNG dân tộc XTIÊNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w