Công ty TNHH Trường Ngân (tỉnh Bình Dương) từ bốn năm trước đã là một

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 28 - 33)

doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản với kim ngạch hàng triệu USD/năm. Nhưng

đến nay, công ty bất ngờ tạo cú sốc trên thị trường khi bị vỡ nợ. Chiều 11-12, Chi cục THA thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đã hoàn thành việc cưỡng chế kho cà phê của

công ty này. Công tác kiểm kê cho thấy công ty này đã đưa 3.360 tấn để cầm cố cho

tấn hàng, còn 700 tấn là cà phê, số còn lại chỉ là vỏ, rác và tạp chất không có giá trị về

kinh tế.

- Năm 2011, năm NH tại TP Cần Thơ tranh chấp quanh kho hàng của Công ty Chế biến thủy sản An Khang với số tiền là 305 tỉ đồng. Khi công ty này có dấu hiệu mất

khả năng chi trả, các NH mới tá hỏa phát hiện hàng hóa tồn kho luân chuyển tổng

cộng hơn 1.000 tấn mà công ty này dùng để thế chấp, bên cạnh tài sản bất động sản

dùng thế chấp là một kho hàng hoàn toàn rỗng.

- Vài tháng trước đây, dư luận xôn xao vụ ông Lâm Ngọc Khuân, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng), khi ông “xuất

ngoại”, bỏ lại khoản nợ hơn 1.500 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý là có khoảng 700 tỉ đồng liên quan đến tài sản thế chấp là hàng tồn kho nhưng lượng hàng trong kho thực

tế chỉ có vài chục tỉ đồng, đó là chưa kể lượng hàng đó còn được thế chấp để vay ở

NH khác nữa.

Nguyên nhân gây ra thất thoát hàng hóa thế chấp trong các trường hợp trên là do Ngân hàng không kiểm soát được quá trình nhập xuất kho, không ước lượng được

khối lượng hàng hóa thực tế đồng thời không kiểm soát được chất lượng hàng hóa với

khối lượng lớn. Ngoài ra, hàng hóa thì đếu giống nhau nên không thể nhận biết được là hàng hóa này có được thế chấp tại ngân hàng khác hay chưa.

2.3 Tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá

2.3.1 Thẩm định

Đối với các cổ phiếu đặc biệt là các cổ phiếu của các công ty chưa được giao dịch

trên trên thị trường chứng khoán rất khó xác định đâu là cổ phiếu thật đâu là giả.

Vì các các cổ đông đi cầm cố cổ phiếu thường là các cổ đông lớn của các công ty

phát hành cổ phiếu nên các cổ đông này hoàn toàn có thể yêu cầu các đơn vị này

phát hành thêm cổ phiếu mặc dù tỷ lệ sở hữu của các cổ đông này không thay đổi

để đi mua bán, cầm cố tại các TCTD khác.

2.3.2 Định giá tài sản bảo đảm tiền vay là cổ phiếu

Pháp luật hiện hành không có quy định phương thức, căn cứ định giá GTCG, nên

cách thức định giá GTCG mà các TCTD đang áp dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro,

bất cập.

Đối với các cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán thì thông

thường được định giá bằng giá trung bình của các phiên giao dịch liền trước. Tuy nhiên đối với các cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết thì thì việc xác định mức giá rất khó khăn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp này mức độ minh bạch thông tin thường rất kèm nên rất khó xác định giá cổ phiếu trong trường hợp này.

2.3.3 Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cổ phiếu không thuộc trường hợp phải công chứng. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo được thực hiện nhưng giống như hàng hóa thì rất khó xác định đâu là cổ phiếu

đã được đăng ký giao dịch đảm bảo.

Ví dụ như, Với mục đích nhằm tăng sở hữu tại các công ty sản xuất thép thuộc

Tập đoàn, một Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội nắm giữ tại Công ty CP Thép Hòa Phát. Giao dịch nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phầnđã hoàn thành và thanh toán đầy đủ, tổng số tiền là 264 tỷ đồng. Nhưng thực tế 20 triệu cổ phiếu trên đang thế chấp tại NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Nếu làm đúng

nguyên tắc nói trên, CP của Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội đã thế chấp ở ACB

không thể tiếp tục sang nhượng cho Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát. Nhưng

nếu ACB đã thực hiện phong tỏa số CP này thì Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát càng không thể "sập bẫy" bỏ ra 264 tỉ đồng để mua số CP này. Như vậy, xảy ra 2 khả năng, hoặc là số CP này đã không được phong tỏa, Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát thắng thế vì CP vẫn ở trong tay họ. Cũng có nghĩa là CP cầm cố ở

ACB thực tế chỉ còn là tờ giấy, ACB bị mất vốn. Ngược lại, nếu NH đúng thì Công

ty con của Tập đoàn Hòa Phát mất vốn.

Sự việc này cũng tương tự như vụ dùng 25 triệu cổ phiếu của Công ty Bianfishco,

trị giá 250 tỉ đồng, đi thế chấp 2 NH rồi tiếp tục bán cho bên Công ty Hồ Mây của

bà Diệu Hiền, Tổng giám đốc Bianfishco lúc đó. Nếu NH đúng thì Công ty Hồ

Hiền, Công ty Hồ Mây không làm thủ tục chuyển giao sở hữu (sang tên)? Nếu

thiếu bước quan trọng này, người bán hoàn toàn có thể đi bán cho người khác nữa.

2.3.4 Quản lý tài sản bảo đảm

Bảo đảm tiền vay bằng cổ phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành được thực

hiện theo hình thức cầm cố, cổ phiếu cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm

cố là TCTD. Việc chuyển giao và quản lý tài sản cầm cố là cổ phiếu thực hiện theo quy định chung của pháp luật về quản lý tài sản cầm cố và quy định riêng đặc thù áp dụng cho tài sản là cổ phiếu. Pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ chung

của bên cầm cố, bên nhận cầm cố và có một số quy định riêng trong việc chuyển

giao và quản lý tài sản bảo đảm là cổ phiếu.

Trên thực tế, khi nhận cầm cố cổ phiếu, TCTD thường yêu cầu bên cầm cố thực

hiện các trình tự, thủ tục và ký kết các giấy tờ pháp lý về chuyển giao và quản lý

cổ phiếu hết sức chặt chẽ. Tùy thuộc vào loại cổ phiếu nhận cầm cố, TCTD thực

hiện tiếp nhận và quản lý cổ phiếu theo phương thức khác nhau.

Pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn quy trình thực và cơ chế phối hợp của các

bên liên quan trong việc chuyển giao và quản lý cổ phiếu cầm cố, điều này dẫn đến cổ phiếu gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý cổ phiếu, ảnh hưởng đến

quyền xử lý cổ phiếu để thu hồi nợ vay. TCTD sẽ thực hiện quản lý, giám sát cổ

phiếu cầm cố được thuận lợi, chặt chẽ hơn nếu như có văn bản pháp luật quy định

rõ những vấn đề này.

2.3.5 Xử lý tài sản đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp luật hiện hành quy định rõ các căn cứ để bên bảo đảm thực hiện quyền xử lý

tài sản bảo đảm, các nguyên tắc, phương thức, trình tự thủ tục thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý cổ phiếu cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về

cổ phiếuđó. Thực tế, các bên thường dự liệu các trường hợp xử lý cổ phiếu khi giá trị của cổ phiếu xuống thấp hơn mức giá trị nhất định do TCTD đã quy định và xử

lý cổ phiếu theo yêu cầu của chính bên bảo đảm để thanh toán nợ vay cho bên vay.

Khi giá cổ phiếu sụt quá mạnh, vượt tỷ lệ đã thỏa thuận giữa ngân hàng và người

hàng bổ sung tài sản đảm bảo, hoặc lấy cổ phiếu bán để xử lý nợ. Phương thức xử

lý tài sản bảo đảm là cổ phiếu được các TCTD áp dụng khác nhau phù hợp với

từng loại cổ phiếu. Việc TCTD xử lý GTCG bằng cách "bán tháo" cổ phiếu khi giá trị của cổ phiếu đang trong tình trạng giảm, càng làm cho giá trị của cổ phiếu đi

xuống, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Nhưng nếu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Nghiệp vụNgân hàng Thương Mại – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM 2) Luật dân sự 2005 3) Luật các tổ chức tín dụng 2010 4) Nghị định NĐ163/2006/ NĐ-CP 5) Nghị định NĐ 11/2012/ NĐ-CP 6) Nghị định NĐ 83/2010/ NĐ-CP 7) www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 28 - 33)