Xử lý TSBĐ:

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 26 - 28)

- Các trường hợp xử lý TSBĐ:

+ Đến thời hạn mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình.

+ Pháp luật qui định TSBĐ phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác

đã đến hạn.

+ Bên bảo đảm là doanh nghiệp bị Toà án tuyên bố phá sản.

- Nguyên tắc xử lý TSBĐ:

+ Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý

theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không thỏa thuận thì được bán đấu giá theo qui định

của pháp luật.

+ Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý

theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm, nếu không thỏa

+ Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch,

bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đả, tổ chức, cá

nhân có liên quan và phù hợp với các qui định của pháp luật.

- Các phương thức xử lý TSBĐ:

- Bán tài sản bảo đảm:

+ Giao cho bên bảo đảm tự bán: phải thoả thuận bằng văn bản.

+ Ngân hàng trực tiếp bán hoặc phối hợp với bên bảo đảm cùng bán TSBĐ theo

thoả thuận.

+ Bán TSBĐ thông qua tổ chức bán đấu giá tài sản.

+ Ngân hàng nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo

đảm.

Vướng mắc: Việc nhận tài sản bảo đảm tiền vay là hàng tồn kho đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc về thủ tục và khả năng thẩm định. Cụ thể:

+ Việc cho vay được thế chấp bằng hang tồn kho chủ yếu là tín chấp, vì thế tính thanh

khoản của nó không cao, rất khó để bán hàng hóa ra ngoài thị trường.

+ Khi bán, phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp thủ tục rất phức tạp và số tiền bán được thường không thu hồi đủ vốn gốc và lãi vay.

Nhìn chung, việc xử lý TSBĐ là do ngân hàng cùng bên bảo đảm thực hiện, tuy

nhiên trong trường hợp chủ sở hữu bị khởi tố về hành vi phạm tội thì TSBĐ do cơ

quan thi hành án kê biên và xử lý.

Tại Điều 48: xử lý tài sản kê biên không bán được: “... Nếu sau hai lần giảm giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà tài sản vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản theo

giá trị đã giảm để thi hành án. Nếu người được thi hành án không nhận thì chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế

khác”.

Tuy nhiên, có trường hợp sau hai lần giảm giá vẫn không bán được, cơ quan thi hành án giao cho ngân hàng theo giá đã giảm để thi hành. Việc nhận lại tài sản không đơn giản:

+ Về nguồn thu nợ: những khách hàng đã chuyển sang cơ quan pháp luật xử lý hầu

hết là những khách hàng có khó khăn về tài chính, Ngân hàng chủ yếu trông chờ

nguồn xử lý TSBĐ, do vậy mặc dù trong văn bản có qui định mở là “... áp dụng biện pháp cưỡng chế khác”, nhưng thực tế Ngân hàng vẫn buộc phải nhận vì nếu không

nhận tài sản này thì khó trông chờ vào nguồn thu hồi khác.

+ Về giá tài sản nhận lại: có trường hợp

. Trường hợp 1: Giá tài sản Ngân hàng nhận lớn hơn phần nợ vay Ngân hàng, vậy

ngay tại thời điểm nhận, Ngân hàng đã phải trích ngay số tiền chênh lệch lớn hơn

phần nợ vay này trả cho cơ quan thi hành án để thi hành án. Tuy nhiên, trong qui định

về tài chính của Ngân hàng thì không có qui định nào để hạch toán chi cho khoản này. Mặt khác khi tài sản Ngân hàng đem bán trên thị trường giá thực tế thu về thấp hơn

giá nhận thì Ngân hàng lấy khoản nào để bù đắp cho phần đã trả lại chênh lệch cho cơ

quan thi hành án.

. Trường hợp 2: Nghĩa vụ trả nợ theo Pháp lệnh Thi hành án, giá trị tài sản kê biên phải lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm, như vậy giá đã giảm hai lần của tài sản kê biên mà

ngân hàng nhận lại cũng sẽ lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm, do đó tại thời điểm Ngân hàng

nhận lại tài sản khách hàng đã hết nghĩa vụ với ngân hàng. Nhưng thực tế xảy ra trường hợp là tại thời điểm bán tài sản, giá tài sản lại giảm thấp hơn phần nợ vay, như

vậy lúc này khách hàng có trách nhiệm với phần nợ thiếu không? Nếu khách hàng

không có nghĩa vụ gì thì Ngân hàng lấy nguồn đâu để bù đắp.

Do vậy, ngân hàng cần phải lập dự phòng rủi ro.

Các ví dụ:

Một phần của tài liệu Các vướng mắc về tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 26 - 28)