Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của BIDV (Trang 35 - 41)

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn mốn mạnh và đa dạng. Tình hình dư nợ sẽ phản ánh một cách chính xác tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 36

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ

(%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1.Tổng dư nợ 339,923,668 391,035,051 445,693,100 51,111,383 15.04 54,658,049 13.98 2.Tổng vốn huy động 339,178,626 382,991,636 478,836,978 43,813,010 12.92 95,845,342 25.03 3.Tổng tài sản 484,784,560 548,386,083 650,340,073 63,601,523 13.12 101,953,990 18.59 4.Dư nợ/vốn huy động (1/2) 1.0022 1.0210 0.9308 0.01880 1.88 (0.09022) (8.84) 5.Dư nợ/Tổng tài sản (1/3) 0.7012 0.7131 0.6853 0.01188 1.69 (0.02774) (3.89)

Bảng: Tình hình dư nợ của BIDV giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV các năm 2012 , 2013, 2014)

Hệ số dư nợ trên vốn huy động của BIDV cao. Năm 2012, hệ số dư nợ/vốn huy động là 1.0022, năm 2013, hệ số này là 1.0210. Hệ số dư nợ/vốn huy động trong 2 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ lượng vốn huy động của ngân hàng trong 2 năm này không đủ để cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn khác. Đến năm 2014, hệ số này giảm còn 0.9308 <1 tức là đến năm 2014, vốn huy động được nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu cho vay của ngân hàng, bên cạnh đó còn dư một phần dành cho các hoạt động đầu tư khác. Tổng dư nợ, tổng vốn huy động, tổng tài sản đều tăng qua các năm, nhưng trong giai đoạn 2012 – 2013, tốc độ tăng của tổng dư nợ là 15.04% cao hơn tốc độ tăng của tổng vốn huy động (12.92%) dẫn tới hệ số dư nợ trên vốn huy động tăng nhẹ: hệ số dư nợ trên tổng vốn huy động năm 2013 là 1.0210, tăng 1.88% sơ với năm 2012. Đến năm 2014, tổng dư nợ là 445,693,100 triệu đồng, tăng 13.98% trong khi tổng vốn huy động tăng với tốc độ gần gấp đôi (25.03%) làm cho hệ số dư nợ trên vốn huy động giảm xuống nhỏ hơn 1, năm 2014, hệ số dư nợ trên tổng vốn huy động là 0.9308, giảm 8.84% so với năm 2013.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 37

Hệ số dư nợ trên tổng tài sản: phản ánh mức độ tập trung của ngân hàng cho các khoản vay. Năm 2012, tổng dư nợ trên tổng tài sản là 0.7012 có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì có 0.7012 đồng là khách hàng đang nợ ngân hàng. Năm 2013, tổng tài sản tăng 13.12% so với năm 2012, tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ dẫn đến hệ số dư nợ trên tổng tài sản năm 2013 tăng nhẹ, tăng 1.69% so với 2012. Đến năm 2014, tốc độ tăng của tổng tài sản cao hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ làm cho hệ số dư nợ trên tổng tài sản giảm 3.89% so với năm 2013.

3.4.2.1 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Hình: Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của BIDV giai đoạn 2012 – 2014

Nhìn vào biểu đồ trên, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Tuy nhiên con số này đang giảm qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã không chỉ tập trung cho vay trong ngành công nghiệp nữa mà đã mở rộng các khoản cho vay trong các ngành khác. Nhận thấy rõ nhất là tỷ trọng dư nợ ngành thương mại, dịch vụ tăng qua các năm: năm 2012 là 36%, năm 2013 là 38%, năm 2014, tỷ trọng này đã tăng lên đến 40%. Đây cũng là ngành mà có tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cao thứ hai.

BIDV không cho vay nhiều trong ngành nông – lâm nghiệp, dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu dư nợ: năm 2014, dư nợ ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 6% tổng dư nợ. Điều này có thể dễ dàng lý giải vì BIDV chưa có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ở nông thôn và các vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ ngành này có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đang mở rộng cho vay trong ngành này, hay cũng có thể hiểu rằng ngân hàng đang mở rộng mạng lưới hoạt động của mình về các vùng nông thôn, miền núi. Mới đây, vào tháng 05/2015,

5% 50% 36% 9% 2012 5% 48% 38% 9% 2013 6% 45% 40% 9% 2014 Nông - lâm

nghiệp và thủy sản

Công nghiệp

Thương mại, dịch vụ Ngành khác

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 38

Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long MHB đã sáp nhập vào BIDV, hy vọng BIDV có thể mở rộng cho vay trong ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản với hệ thống các phòng giao dịch tại đồng bằng Sông Cửu Long của MHB.

Dư nợ cho vay các ngành khác được nói đến ở đây bao gồm dư nợ cho vay hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, cho vay trong các ngành chuyên môn, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, hoạt động trợ giúp xã hội,.. Dư nợ cho vay trong các ngành này cũng chiếm 1 tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ: cả 3 năm dư nợ ngành này đều chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng dư nợ.

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ

(%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,141,674 19,116,439 24,248,933 974,765 5.37 5,132,494 26.85 Công nghiệp 170,251,244 188,130,248 202,268,494 17,879,004 10.50 14,138,246 7.52 Thương mại, dịch vụ 122,570,158 149,860,359 179,442,867 27,290,201 22.26 29,582,508 19.74 Ngành khác 28,960,592 33,928,005 39,732,806 4,967,413 17.15 5,804,801 17.11 Tổng dư nợ 339,923,668 391,035,051 445,693,100 51,111,383 15.04 54,658,049 13.98

Bảng: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của BIDV giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV các năm 2012, 2013, 2014)

Giá trị dư nợ của tất cả các ngành cũng như tổng dư nợ đều tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều. Nông – lâm nghiệp, thủy sản có dư nợ tăng với tốc độ nhanh nhất, năm 2013, dư nợ ngành này chỉ tăng 5.37% so với năm 2012 nhưng đến năm 2014, dư nợ ngành này tăng tới 26.85% so với 2013. Các ngành khác tốc độ tăng đều giảm. Dư nợ ngành khác (y tế – giáo dục, hoạt động trợ giúp xã hội,..) có tốc độ tăng chỉ giảm nhẹ: từ 17.15% giai đoạn 2012 – 2013 xuống 17.11% giai đoạn 2013 – 2014. Tốc độ tăng của dư nợ

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 39

ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ giảm nhiều hơn. Năm 2013, dư nợ ngành thương mại, dịch vụ tăng 22.26% so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 chỉ tăng 19.74% so với 2013. Dư nợ ngành công nghiệp tăng với tỷ lệ thấp hơn, năm 2013 tăng 10.50% so với 2012 và năm 2014 tăng 7.52% so với 2013.

Có thể thấy BIDV đang tập trung mở rộng thị trường sang ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản, mở rộng địa bàn hoạt động về nông thôn, miền núi.

3.4.2.2 Tình hình dư nợ theo thời hạn

Theo thời gian đáo hạn gốc các khoản vay, các khoản cho vay được phân chia thành: nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ trung hạn (từ 1 đến 5 năm), nợ dài hạn (trên 5 năm).

Hình : Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của BIDV giai đoạn 2012 – 2014

Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Năm 2013, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn không thay đổi so với năm 2012 ở mức 56% nhưng đến 2014, tỷ trọng này đã tăng lên đến 58%. Tỷ trọng nợ trung và dài hạn trong cơ cấu cũng tăng dần qua các năm: 12% năm 2012, 13% năm 2013 và đạt 14% năm 2014. Tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng dư nợ giảm. Năm 2012, nợ dài hạn chiếm 32% tổng dư nợ, năm 2013 giảm còn 31% và đến năm 2014, tỷ trọng nợ dài hạn là 28%. Cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp, vòng quay tín dụng nhỏ, đồng vốn luân chuyển nhanh,hạn chế tình trạng ứ đọng vốn của ngân hàng. 56% 12% 32% 2012 56% 13% 31% 2013 58% 14% 28% 2014 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 40

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ

tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Nợ ngắn hạn 190,034,581 220,539,365 256,607,128 30,504,784 16.05 36,067,763 16.35 Nợ trung hạn 40,614,126 51,615,419 62,186,943 11,001,293 27.09 10,571,524 20.48 Nợ dài hạn 109,274,961 118,880,267 126,899,029 9,605,306 8.79 8,018,762 6.75 Tổng nợ 339,923,668 391,035,051 445,693,100 51,111,383 15.04 54,658,049 13.98

Bảng : Tình hình dư nợ theo thời hạn của BIDV giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV các năm 2012, 2013, 2014)

Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng qua các năm dẫn đến tổng dư nợ cũng tăng. Nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ nhưng tốc độ tăng lại nhanh nhất. Năm 2013, nợ trung hạn tăng 11,001,293 triệu đồng so với 2012 tương đương 27.09%. Đến năm 2014, tỷ lệ tăng đã giảm so với giai đoạn trước, dư nợ trung hạn năm 2014 tăng 20.48% so với 2013. Sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tăng lên của tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn tăng 30,504,784 triệu đồng tương ứng 16.05% so với năm 2012. Năm 2014, dư nợ ngắn hạn tăng với tỷ lệ lớn hơn: tăng 16.35% so với 2013, đạt 256,607,128 triệu đồng. Dư nợ dài hạn tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng lại giảm. Giai đoạn 2012 – 2013 tỷ lệ tăng là 8.79%, đến giai đoạn 2013 – 2014 chỉ còn 6.75%.

Với sự tăng lên của cả dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn, tổng dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 – 2014, tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn không bù đắp được sự sụt giảm về tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn dẫn đến tốc độ tăng của tổng dư nợ giai đoạn này giảm so với giai đoạn trước.

Xét chung cả giai đoạn 2012 – 2014, tổng dư nợ tăng. Đây là một dấu hiệu tích cực với ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 41

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của BIDV (Trang 35 - 41)