Phân tích tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của BIDV (Trang 41)

Theo thông tin từ Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), tỷ lệ nợ nhóm 2 (nợ nghi ngờ) của BIDV giảm xuống 4.46% tổng dư nợ từ mức 6% năm 2013. BIDV có tỷ lệ nợ xấu thấp so với các ngân hàng khác là nhờ đã hoán đổi khoảng 6,000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, tăng tới 445.5% so với 2013 (tương đương 1.35% dư nợ) và xử lý 6,000 tỷ đồng nợ xấu khác, giảm 1.6% so với mức nợ xấu được xử lý năm 2013.

Theo tính toán của HSC, nếu tính đến cả số nợ hoán đổi với VAMC, tỷ lệ nợ xấu của BIDV sẽ khoảng 3.24% (tăng so với tỷ lệ 2.6% năm 2013). BIDV cũng chưa có kế hoạch chi tiết về việc hoán đổi nợ xấu với VAMC trong năm 2015.

(Theo Báo Tiền Phong) 3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM BIDV

Thứ nhất, về cơ cấu nguồn vốn của BIDV trong những năm qua, tổng

nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trong các năm qua. Giá trị vốn huy động, vốn tự có, vốn vay và các nguồn vốn khác đều tăng. Vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng vốn huy động tăng, vốn vay giảm là một tín hiệu tích cực đối với ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có đang có xu hướng giảm dần, mặc dù tỷ lệ này chỉ giảm nhẹ nhưng vẫn là một vấn đề đáng lưu tâm.

Thứ hai, vốn huy động tăng nhanh, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sự

tăng lên của các khoản tiền gửi mà đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn.

Thứ ba, về tình hình tài sản, khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng của khoản mục này đang có xu hướng giảm. Tốc độ tăng của tài sản cố định đang có xu hướng tăng chứng tỏ ngân hàng đang đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ.

Thứ tư, về tình hình tài chính, doanh số cho vay tăng qua các năm, dư nợ

chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Dư nợ cho vay ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản đang có xu hướng tăng cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng. Xét về thời hạn, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ. Tiếp đến là dư nợ dài hạn. Tuy nhiên, dư nợ trung hạn đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Tỷ lệ nợ xấuđang có xu hướng tăng lên.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 42

Thứ năm, về khả năng sinh lời của ngân hàng:

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1.Lợi nhuận ròng 2,918,087 4,051,008 4,985,667 2.Tổng tài sản 484,784,560 548,386,083 650,340,073 3.Tổng chi phí 4,190,049 7,436,479 8,623,895 4.Tổng thu nhập 11,610,264 19,209,297 21,906,624

5.ROA (1/2) (%) 0.60 0.74 0.77

6.Tổng chi phí/

tổng thu nhập (%) 36.09 38.71 39.37

Bảng : Khả năng sinh lời của BIDV giai đoạn 2012 – 2014

ROA: Lợi nhuận ròng/tổng tài sản. ROA của BIDV đều tăng qua 3 năm chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hợp lý tài sản có của mình

Tổng chi phí/Thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có lãi nhưng cần xem xét lại tình hình huy động vốn để giảm thiểu chi phí, cho lợi nhuận tối đa.

Thứ sáu, về khả năng cân đối vốn của ngân hàng: tổng dư nợ/ tổng tài sản

giảm liên tục. Tổng dư nợ/ vốn huy động giảm và đặc biệt năm 2014, tổng dư nợ/vốn huy động còn nhỏ hơn 1. Đây là một dấu hiệu tốt đối với ngân hàng.

Thứ bảy, về mạng lưới kinh doanh, BIDV luôn không ngừng mở rộng

mạng lưới kinh doanh, đặc biệt là mở thêm các phòng giao dịch, chi nhánh tại các vùng nông thôn, miền núi,.. trong giai đoạn tới.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 43

Chương 4

KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV

Môi trường kinh doanh có sự tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Do đó việc thiết lập môi trường kinh tế, pháp lý đầy đủ và đồng bộ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có ý nghĩa rất to lướn trong việc thúc đẩy, tăng cường và phát triển kinh tế.

4.1 PHÂN TÍCH SWOT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA BIDV

4.1.1 Điểm mạnh

- Tính đến nay, BIDV đã có lịch sử 58 năm hình thành và phát triển với quy mô đứng thứ 2 toàn ngành

- BIDV duy trì được cơ cấu tài sản hợp lý và hệ thống khách hàng lớn. - Hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng và được phân bố trên toàn quốc.

- Các chỉ số tài chính có khả năng được cải thiện khi các biện pháp quản lý rủi ro được áp dụng đầy đủ.

- Khả năng tăng trưởng nhờ vào lợi thế về quy mô trong cả hoạt động huy động vốn và tín dụng

- Nhân lực ổn định và được chú trọng đào tạo

4.1.2 Điểm yếu

- Cơ cấu thu nhập chưa được đa dạng hóa, nguồn thu dựa chủ yếu vao hoạt động tín dụng truyền thống.

- Hiệu quả hoạt động các đơn vị thành viên còn thấp

- Năng lực quản trị rủi ro chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

4.1.3 Cơ hội

- Sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính.

- Ngành ngân hàng đang trên đà phát triển với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. - Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng góp phần mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 44

- Môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng

- Chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng để chống suy thoái

- Tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và nhu cầu vốn và tín dụng, các dịch vụ ngân hàng hiện đại gia tăng.

- Các thị trường và dịch vụ còn bỏ ngỏ, cạnh tranh thấp: Ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, Sản phẩm tài chính phái sinh.

4.1.4 Thách thức

- Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM CP trong nước và các NHTM 100% vốn nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

- Các quyết định kinh doanh sẽ phải dựa trên cơ sở đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận hơn là dựa trên các mối quan hệ sẵn có.

- Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu đông bộ.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 45

MA TRÂN SWOT

O:

- Sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính.

- Ngành ngân hàng đang trên đà phát triển với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới.

- Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng góp phần mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ

- Môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng - Chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng để chống suy thoái

- Tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và nhu cầu vốn và tín dụng, các dịch vụ ngân hàng hiện đại gia tăng.

- Các thị trường và dịch vụ còn bỏ ngỏ, cạnh tranh thấp: Ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, Sản phẩm tài chính phái sinh.

T:

- Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM CP trong nước và các NHTM 100% vốn nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. - Các quyết định kinh doanh sẽ phải dựa trên cơ sở đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận hơn là dựa trên các mối quan hệ sẵn có.

- Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định

S:

-Tính đến nay, BIDV đã có lịch sử 58 năm hình thành và phát triển với quy mô đứng thứ 2 toàn ngành

- BIDV duy trì được cơ cấu tài sản hợp lý và hệ thống khách hàng lớn. - Hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng và được phân bố trên toàn quốc.

- Các chỉ số tài chính có khả năng được cải thiện

S+O:

-Tích cực mở rộng mạng lưới dựa vào sự quan tâm của Chính phủ.

-Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và khách hàng

S+T:

-Nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 46

khi các biện pháp quản lý rủi ro được áp dụng đầy đủ.

- Khả năng tăng trưởng nhờ vào lợi thế về quy mô trong cả hoạt động huy động vốn và tín dụng - Nhân lực ổn định và được chú trọng đào tạo W:

- Cơ cấu thu nhập chưa được đa dạng hóa, nguồn thu dựa chủ yếu vao hoạt động tín dụng truyền thống.

- Hiệu quả hoạt động các đơn vị thành viên còn thấp

- Năng lực quản trị rủi ro chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

W+O:

-Tăng cường thu hút vốn nhàn rỗi

-Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào quá trình kinh doanh

W+T:

-Đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

4.2.1 Định hướng phát triển của BIDV trong thời gian tới

Phát huy vai trò là Ngân hàng TMCP có sở hữu lớn của Nhà nước, BIDV luôn giữ vững vị thế là ngân hàng có quy mô, chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng nòng cốt chủ lực, góp sức ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Kiên định, quyết tâm phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần, vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ và nằm trong Top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường. Đến năm 2020 nằm trong Top 25 ngân hàng lớn nhất Đông - Nam Á, Top 150 ngân hàng lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương và Top 400 ngân hàng lớn hàng đầu thế giới.

4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 47

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay như: áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau cho các thành phần, các vùng, các khu vực,...

- Linh hoạt trong việc tiếp thị quảng bá các hình thức huy động vốn tới mọi tầng lớp dân cư, đến mọi thành phần kinh tế

-Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền thống gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty con, công ty liên kết, đồng thời đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại như internet banking, mobile banking, Contact Center, ATM, POS...

- Tích cực phát triển, mở rộng kênh phân phối, hiện diện thương mại tại các thị trường trong khu vực và trên thế giới.

4.2.2.2 Về nhân sự

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế.

4.2.2.3 Về quan hệ công chúng

- Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế.

- Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng tuân thủ luật pháp, hoạt động theo thông lệ, bảo đảm tính minh bạch, công khai và hiệu quả.

4.2.2.4 Tăng cường năng lực tài chính 4.2.2.5 Chính sách phòng chống rủi ro

- Ngân hàng cần phân công cụ thể trách nhiệm cán bộ phụ trách giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng và theo dõi rủi ro của khoản cho vay.Yêu cầu giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh.

- Phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời

- Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thẩm định phương án vay vốn, thu hồi nợ vay.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV là một ngân hàng lớn trong hệ thông NHTM Việt Nam. Mặc dù giai đoạn vừa qua là một giai đoạn đầy biến động với ngành ngân hàng nhưng BIDV vẫn phấn đấu không ngừng để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra.

Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn của BIDV cho thấy, ngân hàng đã và đang hoạt động khá hiệu quả tuy nhiên cơ cấu vốn vay đang tăng, vốn huy động giảm làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng của ngân hàng cần phải phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong thời gian qua.

2.Kiến nghị

2.1 Đối với BIDV

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hóa hình thức huy động vốn. - Tăng cường năng lực tài chính

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao.

- Đưa ra các chương trình chăm sóc khách hàng thiết thực để thu hút khách hàng hiệu quả hơn..

2.2 Đối với cơ quan nhà nước

Cần củng cố, ổn định các chính sách pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng để ngân hàng hoạt động được hiệu quả, dễ dàng hơn.

Nguyễn Thị Thơ – Mã SV: 12050688 Page 49

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

- Các trang web: wiki tiếng Việt, BIDV Internet, Cophieu68.com, cafef.vn - Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Nhuận (Nguyễn Thị Ngọc Điệp) - Sách: Quản trị ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của BIDV (Trang 41)