Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B.

Một phần của tài liệu Xác định tỉ lệ sinh viên điều dưỡng – kỹ thuật y học hệ chính quy năm cuối 2013 2014 có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi b và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thựchành (Trang 67 - 72)

- Không sử dụng dụng cụ cá nhân riêng biệt: dao cạo râu, cắt lễ…

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

4.3 Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B.

Qua khảo sát 170 sinh viên ĐD – KTYH năm cuối thì kiến thức về bệnh VGSV B cụ thể là:

• Kiến thức về tác nhân gây bệnh VGSV B:

Kết quả khảo sát (bảng 3.5) cho thấy, có đến 94,7% sinh viên biết rõ tác nhân gây bệnh VGSV B là do vi rút viêm gan B. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Hwang, Huang và Yi (2010) là 87,0% [25], và của Huỳnh Thị Kim Truyền 75,5% [18]. Và chỉ có 5,3% sinh viên nhầm lẫn giữa vi rút và vi khuẩn nên cho rằng tác nhân gây bệnh VGSV B là do vi khuẩn viêm gan B.

• Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh VGSV B:

Đa số sinh viên quan tâm đến nguy hiểm của bệnh VGSV B (bảng 3.6) là hậu quả của bệnh VGSV B mãn tính dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan 90,0%.

Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Pranee Lundberg, Elin Dahlström, Ellinor Funegård Viberg thuộc trường đại học Uppsala của Thùy Điển 58,4% [32]. Điều này có thể hiểu là VGSV B là bệnh lý liên quan đến gan. Ngoài ra, sự nguy hiểm của bệnh VGSV B còn được biết là bệnh phổ biến trong cộng đồng 69,4%, bệnh lây nguy hiểm 66,5%.

Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về sự nguy hiểm của bệnh VGSV B khi trả lời đúng 2/3 nội dung trên (hậu quả của bệnh, bệnh lây nguy hiểm) là 78,2%. • Kiến thức về đối tượng mắc bệnh viêm gan siêu vi B: (bảng 3.7)

Đối tượng có thể mắc bệnh VGSV B được sinh viên quan tâm nhiều nhất là nhân viên y tế 92,4%, tiếp đó là người lớn 83,5%, người già 81,2%, thiếu niên 80,0, trẻ em và trẻ sơ sinh 78,8%. Và vẫn còn một số ít không rõ về đối tượng có thể mắc bệnh VGSV B 5,9%. Có thể lý giải sinh viên ngành y nên biết được đối tượng NVYT là có nguy cơ cao nhất bị phơi nhiễm, đặc biệt là VGSV B.

Kiến thức đúng về đối tượng có thể mắc bệnh VGSV B khi trả lời đúng 3/5 đối tượng trên (NVYT, người già, người lớn, thiếu niên, trẻ em – trẻ sơ sinh) chiếm 85,9%.

• Kiến thức về đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B: (bảng 3.8)

Đường máu và các dịch tiết liên quan đến máu là đường lây nhiễm VGSV B được sinh viên quan tâm nhiều nhất 97,1%, tiếp đó là truyền từ mẹ sang con khi mang thai và trong lúc sinh chiếm 94,1%. Lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn 83,5%. Vẫn còn khá nhiều sinh viên nhận thức sai lầm VGSV B có thể lây truyền qua đường ăn uống như VGSV A và VGSV D chiếm 15,3%.

Kiến thức đúng về đường lây nhiễm VGSV B là trả lời đúng 2/3 con đường (đường máu, mẹ sang con, quan hệ tình dục) chiếm tỉ lệ 78,8%. Tỉ lệ này khá cao so với nghiên cứu Huỳnh Thị Kim Truyền là 11,5% [18], của Pranee Lundberg,

Elin Dahlström, Ellinor Funegård Viberg thuộc trường đại học Uppsala của Thùy Điển 47,6% [32].

• Kiến thức về các trường hợp lây nhiễm viêm gan siêu vi B: (bảng 3.9)

Trường hợp có thể lây nhiễm VGSV B được quan tâm nhiều nhất là do truyền máu nhiễm VGSV B 96,5%. Tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Taylor 60,58% [35]. Tiêm chích với bơm tiêm không được tiệt trùng cũng chiếm tỉ lệ khá cao 94,7%, tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Maqbool Alam 84,38% [20]. Trong khi đó phơi nhiễm lâm sàng cũng chiếm tỉ lệ cao 91,8%. Sử dụng chung lưỡi dao cạo râu, bấm móng tay – móng chân cũng là trường hợp lây nhiễm VGSV B 83,55. Viêm gan siêu vi B có thể lây nhiễm do xâm mình 82,4% và sử dụng chung bàn chải đánh răng 72,9%. Các tỉ lệ này khá cao so với nghiên cứu của Maqbool Alam lần lượt là 25,63%, 10,46%, 4,85%% [20]. Kết quả này phù hợp với nhận thức về đường lây nhiễm chính của VGSV B là máu và các dịch tiết liên quan đến máu.

Kiến thức đúng chung về trường hợp có thể lây nhiễm VGSV B là trả lời đúng 4/6 trường hợp trên, tỉ lệ này khá cao 78,2%. So với các nghiên cứu trước thì tỉ lệ sinh viên ngành y là cao nhất, nghiên cứu của Phạm Thị Lan với đối tượng là thai phụ 64,9% [12].

Vẫn còn 15,9% tỉ lệ sinh nhận thức sai khi cho rằng nước, thực phẩm bị ô nhiễm có thể lây truyền viêm gan siêu vi B.

• Kiến thức về xử lý phơi nhiễm lâm sàng: (bảng 3.10)

Kiến thức đúng chung về kiến thức xử lý phơi nhiễm lâm sàng còn khá thấp 59,4% khi trả lời đúng quy trình xử lý phơi nhiễm theo từng bước (rửa phần dính máu – dịch tiết dưới vòi nước bằng xà phòng, báo cho thầy cô giáo và người phụ trách tại khoa, lấy máu thử xét nghiệm).

Bóp nặn hoặc không rõ là những sinh viên không có kiến thức xử lý phơi nhiễm chiếm tới 41,3%.

Điều này có lẽ sinh viên chưa thật sự quan tâm đến quy trình xử lý phơi nhiễm hoặc nhầm lẫn cách xử lý khi bị phơi nhiễm.

• Kiến thức về phòng ngừa viêm gan siêu vi B: (bảng 3.11)

Tất cả sinh viên điều có kiến thức đúng khi cho biết VGSV B có thể phòng ngừa được.

• Kiến thức về các biện pháp phòng ngừa bệnh VGSV B: (bảng 3.12)

Qua khảo sát 170 sinh viên: Các biện pháp phòng ngừa VGSV B được chọn nhiều nhất là mang dụng cụ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân 94,1%, kế đến là tiêm ngừa vắc xin VGSV B 92,4%. Các biện pháp phòng bệnh VGSV B khác cũng được đề cập lần lượt là tiêm chích tiệt trùng 88,8%, dùng dụng cụ cá nhân riêng 85,3% và quan hệ tình dục an toàn 82,9%.

Kiến thức đúng chung về biện pháp phòng bệnh VGSV B khi trả lời đúng 3/5 biện pháp trên. Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về cách phòng bệnh tương đối cao 73,5%.

Trong khi đó vẫn còn 20,0% sinh viên cho rằng uống thuốc để phòng bệnh và cũng còn có 4,7% sinh viên không rõ về cách phòng bệnh.

• Kiến thức về có vắc xin ngừa VGSV B trên thị trường: (bảng 3.13)

Qua khảo sát có 94,1% sinh viên biết rõ vắc xin ngừa VGSV B đã có trên thị trường. Còn một số ít cho rằng chưa có vắc xin ngừa VGSV B 4,1% và không biết vắc xin ngừa VGSV B đã có sẵn chỉ là 1,8%.

• Kiến thức về lịch tiêm ngừa vắc xin VGSV B: (bảng 3.14)

Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về số lần tiêm vắc xin là 3 hoặc 4 lần chiếm tương đối 72,4%. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với các đối tượng khác như: sinh

viên cao đẳng sư phạm trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Tryền 30,2%[18], thai phụ trong nghiên cứu của Đỗ Hữu Lợi 31,99% [14]. Điều này là phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên y khoa năm cuối.

• Kiến thức về lợi ích tiêm ngừa vắc xin VGSV B: (bảng 3.15)

Sinh viên cho rằng lợi ích của tiêm ngừa vắc xin viêm gan B là có thể phòng bệnh VGSV B cho bản thân và cho người khác chiếm tỉ lệ khá cao 98,8%, tránh được những hậu quả do VGSV B gây ra như suy gan, xơ gan, ung thư gan 89,4%. Tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm 61,1% [19]. Tuy nhiên vẫn còn ít sinh viên cho biết có thể phòng lây nhiễm viêm gan B qua ăn uống, hít thở 15,9%.

• Kiến thức chung về vắc xin VGSV B: (hình 3.5)

Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về vắc xin VGSV B khi trả lời đúng 2/3 nội dung (vắc xin ngừa VGSV B có sẵn, lịch tiêm ngừa, lợi ích tiêm ngừa vắc xin VGSV B) chiếm tỉ lệ khá cao 83,5%.

• Kiến thức về phát hiện bệnh VGSV B: (bảng 3.16)

Qua quan sát, tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng rất cao về cách phát hiện bệnh VGSV B là xét nghiệm máu về bệnh VGSV B 92,9%.

→ Kiến thức chung đúng về bệnh VGSV B: (hình 3.6)

Kiến thức chung đúng về bệnh VGSV B của sinh viên khi trả lời đúng 8/12 nội dung về kiến thức chiếm tỉ lệ 86,5%. Tỉ lệ này gần bằng nghiên cứu của Hwang, Huang và Yi ở sinh viên Mỹ gốc Việt 87,0% [25]. Điều này cho thấy sinh viên ĐD – KTYH, ĐHYD TPHCM có kiến thức chung về bệnh VGSV B là khá cao.

Một phần của tài liệu Xác định tỉ lệ sinh viên điều dưỡng – kỹ thuật y học hệ chính quy năm cuối 2013 2014 có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi b và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thựchành (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w