- Không sử dụng dụng cụ cá nhân riêng biệt: dao cạo râu, cắt lễ…
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.4 Thái độ phòng bệnh VGSV B:(bảng 3.17)
Qua khảo sát, tỉ lệ sinh viên có thái độ đồng ý về phòng bệnh VGSV B rất cao:
• Đồng ý nên thay đôi găng tay mới và dùng dụng cụ mới khi tiêm cho bệnh nhân 90,6%.
• Đồng ý yêu cầu nhân viên y tế thay đổi găng mới và dụng cụ mới khi tiêm cho mình 88,2%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Maqbool Alam 27,0% [20].
• Đồng ý yêu cầu thợ cắt tóc thay đổi lưỡi dao cạo râu, cạo lông mặt 85,9%. Trong khi đó nghiên cứu của Đỗ Hữu Lợi là 96,3% [14].
• Đồng ý sử dụng riêng dụng cụ cá nhân (bấm móng tay – chân, dao cọ râu, bàn chải đánh răng) là 88,8%. Trong khi đó tỉ lệ sinh viên sư phạm trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền là 95,7% [18].
• Đồng ý nên xét nghiệm viêm gan B trước khi truyền máu 92,9%. Điều này chứng tỏ, sinh viên rất quan tâm đến an toàn truyền máu và phòng bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh VGSV B.
• Đồng ý nên khám, xét nghiệm máu để phát hiện bệnh VGSV B cho bản thân 91,8%. Tỉ lệ thấp hơn trong nghiên cứu của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm 92,23% [19]. Nhưng tỉ lệ sinh viên đồng ý nên khám và xét nghiệm máu để phát hiện VGSV B là khá cao, điều này cho thấy đa số sinh viên mong muốn tìm hiểu xem bản thân có mắc bệnh VGSV B hay không để từ đó phòng bệnh cho bản thân khi đi lâm sàng và người khác.
• Đồng ý nên tiêm vắc xin VGSV B 94,1%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm 51,21% [19] và gần bằng nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền 97,3% [18] và Pranee Lundberg, Elin Dahlström, Ellinor Funegård Viberg 93,1% [32].
→ Thái độ chung đúng về phòng bệnh VGSV B: (hình 3.8)
Sinh viên có thái độ chung đúng về phòng bệnh VGSV B khi trả lời đúng 6/7 nội dung về thái độ trên chiếm 79,4%. Kết quả này có được là do sinh viên có kiến thức chung đúng về bệnh VGSV B khá cao 86,5%. Tỉ lệ sinh viên có thái độ đúng tương đối cao.