Tiêu chuẩn, yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ (Trang 73 - 76)

Chiếu sáng hợp lý trong các phòng sản xuất và nơi làm việc trên các công trường và trong xí nghiệp công nghiệp xây dựng là vấn đề quan trọng để

cải thiện điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn lao động và nâng cao được hiếu suất làm việc và chất lượng sản phẩm, giảm bớt sự mệt mỏi về mắt của công nhân giảm tai nạn lao động.

a, Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép của ánh sáng

Tiêu chuẩn vệ sinh (TCVS) cho phép của ánh sáng theo Quyết định số

3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế, Theo quyết định này, cường

độ chiếu sáng chung và các loại công việc A, B, C, D, E tương đương là công việc

đòi hỏi: rất chính xác, chính xác cao, chính xác, chính xác vừa và công việc ít đòi hỏi chính xác.

động và công việc. Chiếu sáng không hợp lý sẽ làm mệt mỏi thị giác, kéo dài gây bệnh cho mắt, làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng sản phẩm và tăng nguy cơ gây tai nạn lao động. Có thể nói, trong sản xuất, ánh sáng ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động, sức khoẻ và an toàn của người lao động.

Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ, ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời chiếu sáng thích hợp và có tác dụng tốt với sinh lý người. Ánh sáng mặt trời là bức xạ các bước sóng ánh sáng có độ dài khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy là những chùm bức xạ gây cho mắt cảm giác về ánh sáng, có bước sóng khoảng 380nm đến 760nm (nanomet) ứng với các giải màu: đỏ, da cam, vàng, lục lam, chàm, tím. Bức xạ màu tím: λ= 380 - 450nm Bức xạ màu chàm: λ= 450 - 480nm Bức xạ màu lam: λ = 480 - 510nm Bức xạ màu lục: λ= 510 - 550nm Bức xạ màu vàng: λ= 550 - 585nm Bức xạ màu da cam: λ= 550 - 585nm Bức xạ màu đỏ: λ = 620 -760nm

Đối với các bức xạ có bước sóng khác nhau, phản xạ của mắt người cũng khác nhau. Cùng một công suất bức xạ như nhau nhưng bức xạđơn sắc khác nhau cho ta cảm giác sáng khác nhau.

Bên cạnh nguồn sáng tự nhiên, chúng ta có nguồn sáng nhân tạo từ các bóng điện (đèn nung sáng, đèn huỳnh quang). Trong kỹ thuật, chiếu sáng tuỳ

từng mục đích người ta thiết kế chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng hỗn hợp.

b, Những yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng

1. Độ rọi

Độ rọi là đại lượng để đánh giá mức độ được chiếu sáng của bề mặt, nghĩa là mật độ quang thông của luồng ánh sáng tại một điểm trên bề mặt được chiếu sáng. Ví dụ, độ rọi tối thiểu để đọc, viết và làm công việc thủ công khoảng 10 Lux. Nhưng để công việc được thực hiện dễ dàng và hiệu quả thì nhu cầu phải gấp 30 lần nghĩa là 300 - 500 Lux.

75

Đơn vị đo độ rọi là Lux: 1 Lux là độ rọi gây ra luồng sáng có quang thông là 1 lumen chiếu trên diện tích 1m2.

2. Khả năng phân giải của mắt

Là kích thước góc nhìn vật tối thiểu. Đây là một chức năng quan trọng của mắt để phân biệt những chi tiết có kích thước nhỏ. Khả năng phân giải

được đánh giá bằng kích thước góc nhìn tối thiểu ỏ trong điều kiện chiếu sáng tốt. Do đó, đối với những công việc thường xuyên phải phân biệt những vật có kích thước nhỏ thì phải đảm bảo chiếu sáng tốt, đầy đủ và không có hiện tượng chói loá, khi phải phân biệt những kích thước quá nhỏ cần có kính phóng đại.

3. Chói loá

Là hiện tượng chiếu sáng gây khó chịu và làm giảm khả năng nhìn của mắt. Chói loá xảy ra khi trong phạm vi của trường nhìn xuất hiện một vật hoặc nguồn sáng có độ chói quá lớn. Khi mắt bị chói loá thì không thể làm việc được bình thường, không nhìn rõ các vật, thần kinh căng thẳng, giảm khả năng làm việc và dễ xảy ra tai nạn lao động. Mặt khác chói loá còn gây lãng phí năng lượng chiếu sáng.

Nguồn sáng gây chói loá càng gần trường nhìn, có kích thước càng lớn thì gây hiện tượng chói loá càng mạnh. Vì vậy, cần hết sức tránh hiện tượng này khi bố trí các nguồn sáng cũng như góc nhìn của người lao động đến các vật có bề mặt phản xạ lớn. Ví dụ, khi gặp đèn pha ôtô chiếu ngược chiều, mắt người không thể quan sát phân biệt được mọi vật trên đường đi do bị chói loá dễ bị tai nạn. Trong nhà xưởng, đèn pha chiếu sáng nếu sắp xếp không đúng sẽ gây chói loá cho công nhân ở một sốvị trí sản xuất, người công nhân không thể thao tác, quan sát chính xác mọi sự vật và công việc lao động.

4. Tốc độ phân giải của mắt

Quá trình nhận thức khi nhìn vật của mắt được tiến hành sau một thời gian cần thiết để phân giải được mọi chi tiết. Tốc độ phân giải là nghịch số của thời gian cần thiết để nhận biết các chi tiết của mắt được đo bằng giây (s). Cùng quan sát một vật, tuỳ thuộc độ chiếu sáng khác nhau, khả năng phân giải của mắt cũng có thời gian khác nhau.

Tốc độ phân giải của mắt phụ thuộc chủ yếu vào độ rọi sáng trên vật tăng từ 0 - 2.000 Lux, sau đó tăng không đáng kể.

Tốc độ phân giải còn chịu ảnh hưởng bởi thời gian thích ứng của mắt. Mắt chuyển từ trường nhìn sáng đến trường nhìn tối phải mất 15 - 20 phút. Ngược lại từ trường nhìn tối sang trường nhìn sáng mất từ 8 - 10 phút. Vì vậy, phải đảm bảo độ sáng đủ lớn trong trường nhìn và ánh sáng phải được phân bốđều trên bề

mặt làm việc.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)