Định tuyến trong IP có hai loại: - Định tuyến động. - Định tuyến tĩnh. Định tuyến tĩnh
Phương pháp định tuyến tĩnh sử dụng một bảng định tuyến ( cấu trúc đã trình bày ở phần 2.1.7.1 phía trên ) để lưu trữ thông tin về các đích có thể đến và làm sao có thể đến được đó. Vì cả máy tính và router đều phải chuyển datagram nên cả hai đều phải có các bảng định tuyến. Để chuyển datagram đi thì trước hết phải tìm thông tin trong bảng định tuyến. Có ba bước tìm kiếm thông tin trong bảng định tuyến theo thứ tự như sau:
+ Tìm xem có host nào có địa chỉ phù hợp với địa chỉ đích không ( trùng hợp cả vùng net ID và vùng host ID ). Khi này có thể truyền trực tiếp datagram tới đích. + Tìm xem có host nào có địa chỉ phù hợp với địa chỉ đích không ( trùng hợp vùng net ID ). Lúc này, datagram được gửi tới router ( được xác định tại cột Next hop address ) hay giao diện kết nối trực tiếp ( được xác định tại cột Interface ) với mạng trên.
+ Tìm kiếm một đầu ra mặc định ( đầu ra mặc định trong bảng định tuyến thường được xác định là một địa chỉ mạng ). Datagram được gửi ra theo Next hop router được xác định tương ứng với dòng này.
Nếu không bước nào thực hiện được thì datagram sẽ không được chuyển đi. Nếu datagram đang trên host tạo ra nó thì xảy ra lỗi: host unreachable. Hay là lỗi:
network unreachable sẽ được gửi về ứng dụng đã tạo ra datagram này. Định tuyến động
Định tuyến động là công nghệ tối ưu bởi nó thích ứng với những điều kiện thay đổi của mạng. Các router sử dụng các giao thức định tuyến động để trao đổi các thông tin cần thiết cho nhau. Quá trình trao đổi thông tin này sẽ thực hiện cập nhật bảng định tuyến cho các router. Và việc định tuyến sau đó lại dựa vào thông tin của bảng định tuyến vừa được cập nhật.
Bộ định tuyến sử dụng các số liệu được đánh giá theo một chỉ tiêu nào đó để xây dựng đường dẫn tối ưu giữa 2 host. Các chỉ tiêu có thể là: khoảng cách ngắn nhất, giá thành rẻ nhất… Khi đó, nếu có nhiều tuyến để đi đến đích thì thông tin về đường đi tốt nhất sẽ được cập nhật vào bảng. Đặc biệt khi có một liên kết trên tuyến bị lỗi, tuyến đó sẽ được bỏ đi và thay thế bằng 1 tuyến khác nên đã khắc phục được lỗi.
Có nhiều giao thức định tuyến khác nhau sử dụng các thuật toán khác nhau để xác định đường đi tối ưu tới đích. Các thuật toán đó là: thuật toán vectơ khoảng cách DVA (Distance Vector Algorithm ) và thuật toán trạng thái kết nối LSA ( Link State Algorithm ). Trong đó, các giao thức sử dụng thuật toán DVA thường chỉ dùng cho các mạng có phạm vi nhỏ.
Các mạng của một nhà cung cấp sử dụng chung giao thức định tuyến để trao đổi thông tin giữa các router. Các giao thức này được gọi là giao thức trong cổng IGP ( Internal Gateway Protocol ). Các loại giao thức IGP bao gồm: giao thức RIP ( Routing Information Protocol ) dựa trên thuật toán DVA, giao thức lựa chọn đường đi ngắn nhất OSPF (Open Shortest Path First ).
Giao thức node trung gian tới node trung gian IS – IS ( Intermediate System - to - Intermediate System ) là những giao thức IGP được sử dụng thay thế cho giao
Để trao đổi thông tin giữa các router thuộc các nhà cung cấp khác nhau người ta sử dụng các giao thức định tuyến chung gọi là giao thức định tuyến ngoài cổng EGP ( External Gateway Protocol ).Thế hệ mới hiện nay đã được sử dụng là giao thức cổng biên BGP (Border Getway Protocol ).
2.2 Giao thức IP version 6 ( IPv6 ) 2.2.1 Sự ra đời của IP version 6 (IPv6 )