Giai đoạn sau năm 2014

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN tải IP TRÊN QUANG CHO MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH NGHỆ AN (Trang 114 - 116)

Lúc này ở mạng truyền dẫn Nghệ An các dịch vụ không phải dịch vụ IP sẽ được truyền qua TDM/SDH và đi trên một bước sóng riêng trong DWDM. Còn các dịch vụ IP được truyền trực tiếp trên hệ thống truyền dẫn quang DWDM có tốc độ NxSTM-16 ( với N= 8 hoặc 16 ). Sự thống nhất của mạng IP và mạng quang nhờ sử dụng các router IP hoạt động ở tốc độ Gbps hay Tbps phù hợp với giao diện quang có tốc độ cao. Và lúc này tại các trạm trên ring chính của tỉnh, và các trạm trên ring của thành phố Vinh được lắp đặt hệ thống DWDM.

4.5 Kết luận

Tóm lại, trong chương này em trình bày khái quát về hiện trạng của mạng viễn thông tỉnh Nghệ An. Từ đó đưa ra những phân tích đánh giá về các kiểu kiến trúc để chọn giải pháp tối ưu áp dụng cho mạng viễn thông tỉnh Nghệ An. Quy hoạch và nâng cấp các thiết bị truyền dẫn để phù hợp với sự phát triển của mạng internet.

KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Việc ứng dụng kỹ thuật IP trên quang là một xu hướng tất yếu của mạng viễn thông hiện nay. Chính vì vậy, em đã chọn hướng nghiên cứu với đề tài:“Giải pháp truyền tải IP trên quang cho mạng viễn thông tỉnh Nghệ An”. Với mục tiêu tìm hiểu, học hỏi và hy vọng đóng góp một phần nhỏ kết quả nghiên cứu vào quy hoạch và phát triển mạng viễn thông của Bưu điện Tỉnh Nghệ An. Bản đồ án đã được hoàn thành với các nội dung chính sau:

- Tổng quan về sự phát triển của Internet, công nghệ truyền dẫn. Tìm hiểu sơ bộ về ưu nhược điểm của các mô hình truyền dẫn IP trên quang.

- Tìm hiểu xu hướng phát triển kỹ thuật truyền tải IP trên quang.

- Tìm hiểu Internet Protocol – IP, với hai phiên bản là IPv4 và IPv6. Trong đó bao gồm: khuôn dạng gói tin, quá trình phân mảnh và tái hợp, vấn đề định tuyến,

các đặc tính vượt trội của IPv6 so với IPv4 và sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. - Tìm hiểu các kiến trúc tích hợp IP trên quang.

- Đánh giá và phân tích các phương thức tích hợp IP trên quang, từ đó ứng dụng vào mạng viễn thông Nghệ An.

Hướng phát triển của đề tài là nghiên cứu khả năng nâng cấp mạng SDH hiện tại lên thành mạng SDH thế hệ sau. Và sau cùng là tiến tới các dịch vụ của IP sẽ truyền trực tiếp trên hệ thống truyền dẫn quang DWDM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1]. GS.TSKH Đỗ Trung Tá (2001), Định hướng phát triển mạng Internet Việt Nam

[2]. TS. Nguyễn Quý Minh Hiền (2002), Mạng viễn thông thế hệ sau,

Nhà xuất bản Bưu Điện.

[3]. TS. Cao Phán  KS. Cao Hồng Sơn, Cơ sở kỹ thuật thông tin quang,

HVCN – BCVT, 6/2000.

[4]. TS. Trần Hồng Quân, Ths. Đinh Văn Dũng, đề tài Nghiên cứu xu thế phát triển của công nghệ IP, ATM và khuyến nghị ứng dụng trên mạng viễn thông Việt Nam, Mã số 218-2000-TCT-RD-VP-40.

[5]. KS. Đỗ Mạnh Quyết, đề tài Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và đề xuất các kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau NGN của TCT, Mã số 005-2001-TCT-RDP- VT-01.

[6]. KS. Võ Văn Hùng, đề tài Giải pháp tích hợp IP trên quang, Mã số 38-2002-TCT-RDP-VT.

Tài liệu tiếng Anh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN tải IP TRÊN QUANG CHO MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH NGHỆ AN (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)