CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.2.2 Các doanh nghiệp gia công không nên chủ quan trước các vụ kiện bán phá giá
3.2 Bài học đối với các doanh nghiệp
3.2.1 Doanh nghiệp cần có chiến lược xuất khẩu phù hợp
Doanh nghiệp có nguy cơ cao bị kiện bán phá giá khi thiếu chiến lược xuất khẩu phù hợp. Mỗi một doanh nghiệp xuất khẩu khi xây dựng chiến lược kinh doanh đều lựa chọn cho mình một thị trường xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững và tránh các vụ kiện bán phá giá ở nước nhập khẩu thì thị trường chủ lực chỉ nên chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng da giày của Việt Nam tại EU vừa qua, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp chiếm đến 80 – 90% sản lượng sản xuất đã khiến cho các nhà sản xuất cùng ngành các nước Châu Âu chú ý. Và khi giày mũ da Việt Nam bị kiện bán phá giá tại thị trường này, các doanh nghiệp kể trên đã không thể thoát khỏi danh sách bị đơn.
3.2.2 Các doanh nghiệp gia công không nên chủ quan trước các vụ kiện bán phá giá phá giá
Trong số 60 doanh nghiệp da giày Việt Nam bị kiện, có rất nhiều doanh nghiệp chỉ phục vụ gia công cho các đối tác nước ngoài mà không trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Châu Âu. Tất cả các công đoạn như thiết kế mẫu, cung cấp nguyên liệu, định giá và chọn thị trường xuất khẩu… đều do đối tác quyết định. Doanh nghiệp Việt Nam không hề nghĩ tới rằng họ có thể bị liên quan tới việc bán phá giá ngay cả khi họ không đóng vai trò trực tiếp quyết định giá sản phẩm, cũng không hề hay biết xuất khẩu đi đâu, giá thành sản phẩm sẽ như nào. Nhưng thực tế vụ kiện là bài học cho chứng minh điều
hoàn toàn ngược lại rằng, doanh nghiệp dù chỉ gia công vẫn có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Chính vì vậy, ngay cả các doanh nghiệp chỉ gia công cũng không nên chủ quan, phải luôn chủ động để ứng phó trước các vụ kiện bán phá giá.