Doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết với nhau và hỗ trợ nhau trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Vụ kiện bán phá giá giày da của việt nam tại EU (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.2.4 Doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết với nhau và hỗ trợ nhau trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá

ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá

Thực tế thời gian trước đây cho thấy, số lượng vụ kiện bán phá giá có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không hề nhỏ với 34 vụ lớn nhỏ nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn tỏ ra rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các vụ

kiện như này. Tâm lý thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam là ai bị kiện thì người ấy lo nên khi còn chưa bị sờ ngó đến thì các ngành hàng chưa bị kiện sẽ không mấy quan tâm đến những vấn đề này. Cho nên khi nhận được thông tin ngành hàng của mình bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp mới bắt đầu cuống cuồng, không biết ứng phó như thế nào. Thậm chí còn tỏ ý lảng tránh không muốn tham gia vụ kiện. Như trong vụ kiện chống bán phá giá vừa qua, Phó giám đốc công ty cổ phần xuất nhập khẩu giày dép Nam Á – ông Nguyễn Văn Giàu đã nói: “Nam Á không nằm trong danh sách điều tra nhưng nếu có chắc chắn doanh nghiệp cũng xin rút lui vì nếu tham gia vào vụ kiện sẽ rất tốn kém chi phí và thời gian”. Để có sự chuẩn bị tốt nhất trong các vụ kiện, các doanh nghiệp trong cùng ngành cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau và đồng lòng để ứng phó với phụ kiện, mang về một kết quả có lợi nhất cho Việt Nam.

KẾT LUẬN

Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU đã kết thúc với thông báo chính thức của Ủy ban Châu Âu về việc chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 3/2011. Các sản phẩm da giày của các doanh nghiệp Việt đã có dấu hiệu khởi sắc khi thoát khỏi loại thuế mang tính trừng phạt áp đặt suốt 5 năm, tuy nhiên những tổn thất mà nó mang lại luôn là bài học thực tiễn quý báu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung trong việc đối phó với các vấn đề phòng vệ thương mại trong tương lai.

Da giày, dệt may hay thủy sản đều là những ngành hàng của Việt Nam coi thị trường EU là thị trường xuất khẩu chủ lực. Thị trường EU rộng lớn thực sự rất hấp dẫn và đầy tiềm năng nhưng cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá rất cao. EU đã xây dựng một quy chế về chống bán phá giá với những điều luật hết sức chặt chẽ và thường xuyên dùng biện pháp này như một công cụ để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước chống lại sự thâm nhập ồ ạt của các sản phẩm từ nước ngoài. Càng hội nhập sâu rộng với các hoạt động thương mại quốc tế, hàng hóa Việt Nam càng tăng trưởng mạnh ở các thị trường nước ngoài thì chúng ta càng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt là tại các thị trường khó tính và bảo hộ cao như EU và Mỹ.

Chính vì vậy, vụ kiện giày mũ da là một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng khác của Việt Nam nếu muốn tiếp tục xuất khẩu vào thị trường EU. Để tránh được những rủi ro không đáng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tự mình rút ra những bài học kinh nghiệm và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng ứng phó khi vụ kiện xảy ra.

Một phần của tài liệu Vụ kiện bán phá giá giày da của việt nam tại EU (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w