Sự tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc và bài học của Trung Quốc

Một phần của tài liệu tăng trưởng nóng của trung quốc (Trang 34 - 35)

Chương 3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.1. Sự tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc và bài học của Trung Quốc

3.1.1. Điểm tương đồng

Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc đều tiến hành cải cách trong điều kiện điểm xuất phát thấp, nền kinh tế lạc hậu và đều là những nước nông nghiệp với trình độ kĩ thuật lạc hậu.Trong khi đó Công nghiệp được coi là ngành kinh tế chủ yếu thì cũng không tránh khỏi tình trạng lạc hậu trì trệ, công cụ, công cụ canh tác còn thô sơ, sản lượng thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Mặt khác cơ chế kinh tế khi chưa đổi mới còn kìm hãm các nguồn lực tự nhiên và con người khiến cho chúng không phát huy được năng lực thậm chí còn bị xói mòn.

Thứ hai, cả hai nước đều có chung ý thức hệ cùng mong muốn xây dựng Chủ Nghĩa xã hội trên cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu, muốn bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, quá độ lên CNXH. Trong thời gian dài, cả 2 nước đều theo đuổi mô hình kế hoạch hóa tập trung mà nguồn gốc là từ người anh cả Xô Viết.

Thứ ba, sự yếu kém về năng lực lãnh đạo, tổ chức và sự trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội đã làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng cộng sản, vào nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Vì thế phải cần sáng suốt trong đường lối kinh tế và công tác lãnh đạo phải triệt để sáng suốt.

3.1.2. Điểm khác biệt

Thứ nhất về điều kiện tự nhiên, Trung Quốc là một nước đông dân (thứ 1 thế giới), lãnh thổ rộng lớn ( thứ 3 thế giới), chính vì thế đã tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật hiện đại do tạo được thị trường hấp dẫn với nhiều ưu thế về tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên cũng gặp phải khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và quản lý. Còn ở Việt Nam tuy ít dân hơn, diện tích cũng nhỏ hơn, quy mô vừa phải hợp lí do đó nhận được sự thuận lợi trong việc tiếp thu sự chỉ đạo vĩ mô của nhà nước.

Thứ hai, ở Việt Nam phải gánh chịu hậu quả chiến tranh chống ngoại xâm với hơn 30 năm chiến tranh không ngừng, đã tàn phá nền kinh tế nặng nề, khả năng hồi phục lâu. Còn ở Trung Quốc không có chiến tranh mà chỉ có một số cuộc nội chiến, đụng độ ở biên giới, không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và cùng đó là một số

chính sách kinh tế xã hội như cuộc cách mạng đại văn hóa đã có ảnh hưởng tích cực và đẩy nhanh tiến trình lịch sử kinh tế của Trung Quốc lên hàng chục năm.

Thứ ba là điều kiện bên ngoài, Trung Quốc có một lực lượng đông đảo người Hoa và Hoa kiều đang sống ở nhiều nước và khu vực trên thế giới đặc biệt ở các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia. Đây được coi là 4 nước Trung Quốc nhỏ, có tiềm lực về vốn, kỹ thuật, tri thức quản lý kinh doanh, truyền thống tổ chức chặt chẽ. Còn ở Việt Nam cũng có một cộng đồng người Việt sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng không đủ mạnh như Trung Quốc để góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.

Thứ tư về địa vị chính trị, Trung Quốc là nước có uy thế chính trị lớn, là một trong 5 thành viên thường trực của hội đồng bảo an Liên hợp Quốc. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, Trung Quốc có sự phân biệt về mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, thắt chặt mối quan hệ kinh tế với Mĩ và các nước Tây Âu. Trong khi đó, đến năm 1994, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton mới bắt đầu công bố quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam nên gặp nhiều khó khăn, địa vị chính trị thấp kém nhưng gần đây Việt Nam cũng đã dần lấy được tiếng nói của mình trên trường Quốc tế.

Một phần của tài liệu tăng trưởng nóng của trung quốc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w