3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ xấu
Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có nhiều nguyên nhân dẫn dến rủi ro tín dụng nhưng chủ yếu rủi ro tín dụng được hiểu là việc ngân hàng không thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn.Và khi khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi thì đó là nợ xấu hay nợ có vấn đề. Nợ có vấn đề gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp để phòng ngừa nợ có vấn đề và khi nợ có vấn đề phải có biện pháp xử lý. Vì vậy chi nhánh cần phải :
Tăng cường công tác quản lý nợ bằng cách :
- Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay. Hiện nay quy trình cho vay theo văn bản hướng dẫn của NHNN&PTNT Việt Nam khá chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình này.
- Thực hiện tốt công tác phân tích khách hàng : Thông tin khách hàng là vấn đề luôn được quan tâm của người cho vay.Là cơ sở quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không. Cho dù là khách hàng truyền thống hay khách
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
hàng mới thì việc tìm hiểu thông tin về họ vẫn không thể bỏ qua và phải được coi là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn nợ xấu xảy ra.
- Thực hiện chính xác việc định kỳ hạn nợ để phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro, xếp loại khách hàng
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hiệu qủa hoạt động tín dụng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra,giám sát giúp ngân hàng phát hiện được những sai sót, yếu kém còn tồn tại và tồn tại trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng như tình trạng thất thoát, lãng phí vốn hay vốn vay không được sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng. Do đó có thể nâng cao hiệu qủa tín dụng, hạn chế được nợ xấu và tránh được những rủi ro tín dụng. Việc kiểm tra,giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của ngân hàng phải được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc.Việc sử dụng vốn vay ngân hàng cần phải kiểm tra cả trước, trong và sau khi cho vay.
- Tích cực theo dõi việc thu hồi nợ gốc và lãi theo định kỳ của khách hàng, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ việc trả lãi, trả nợ của khách hàng, đôn đốc việc trả nợ khi khoản nợ đó đến hạn
Giải quyết nợ xấu bằng cách
- Chi nhánh cần có những biện pháp để ngăn chặn và phòng ngừa nợ xấu ngay từ đầu như thẩm định chặt chẽ các dự án vay vốn, vay đảm bảo bằng tài sản, tăng cường công tác thu thập, kiểm tra thông tin khách hàng...
- Cảnh báo, phát hiện nợ xấu phát sinh là vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến quá trình xử lý nợ xấu sau này. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phân tích thực trạng và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu. Làm rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng có liên quan, thưởng phạt kịp thời
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan, ngân hàng xử lý dựa trên thương thảo, xem xét đánh giá xem khách hàng có khả năng trả được nợ cho ngân hàng trong tương lai hay không đển gia hạn nợ, giãn nợ cho khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội sản xuất kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng.
- Với những trường hợp khách hàng chây ỳkhông chịu trả nợ, để nợ quá hạn kéo dài thì chi nhánh cần có những biện pháp mạnh như kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để thu hồi tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa án kinh tế, cưỡng chế thu hồi nợ.
- Trích lập và sử dùng quỹ dự phòng rủi ro một cách hợp lý và có hiệu quả