3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định có chuyên
chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt
Mặc dù trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất chính nhưng con người vẫn luôn khẳng định vị trí trung tâm của mình,là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng.Hơn nữa hoạt động tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì thế cần có một đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định có chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt để có thể hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Như vậy có thể thấy rằng chất lượng nhân sự quyết định đến sự thành bại của ngân hàng do đó ngân hàng cần có những chính sách phát triển nguồn nhân lực cụ thể, hợp lý:
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với cán bộ đang công tác thì cần phải thường xuyên đánh giá lại năng lực,trình độ để sắp xếp công việc thích hợp. Còn đối với những nhân viên mới thì còn nhiều hạn chế về kiến thức thực tế nên cần phải đào tạo từ đầu, thông qua những tình huống thực tế phát sinh để rút ra kinh nghiệm.
- Tại chi nhánh cán bộ tín dụng phải làm hết các công việc như công tác thẩm định, làm hồ sơ khách hàng, giải ngân, kiểm tra, giám sát các khoản tín
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
dụng...nên rất dễ gây ra rủi ro và hiệu quả công việc không cao. Do đó cần phải chuyên môn hóa công việc của cán bộ tín dụng, phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng người, từng bộ phận.
- Phát động tốt các phong trào thi đua, khuyến khích động viên kịp thời, cụ thể các cá nhân, tập thể có thành tích tốt cũng như xử lý sai phạm một cách kiên quyết để thúc đẩy tinh thần phấn đấu vươn lên của cán bộ nhân viên.
- Tổ chức hội thảo, chuyên đề tín dụng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các chi nhánh khác để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng trong chi nhánh.