II- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG
2.1.1.2- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải có trong những khu vực lưu giữ chất thải (đất hữu cơ, đất do đào và phá dỡ) và vật liệu bị rửa trôi.
Tình trạng xói dưới dạng rửa trôi đất phủ khi có mưa lớn có thể xảy ra. Lượng bùn cát lơ lửng gia tăng thêm do được tăng cường nước mưa chảy tràn. Chính vì vậy độ đục của nước trong sông sẽ tăng mạnh vào những năm thi công. Dòng bùn cát được chuyển vào trạng thái lơ lửng gây đục nước sông, làm giảm chất lượng nguồn nước. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của những công nhân làm việc trên sông chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng(SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, chúng chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh
Lượng rác thải do cán bộ, công nhân làm việc tại khu vực thải ra. Mặc dù khối lượng nhỏ, nhưng nếu không có biện pháp thu gom mang vào bờ xử lý mà thải xuống sông thì sau vài năm thi công sẽ xảy ra hiện tượng tích tụ các chất không có khả năng phân hủy sinh học như nhựa, thủy tinh, bao bì kim loại tại đoạn sông của dự án.
Bảng 3.1.2- Các thông số về nước thải sinh hoạt
thông số h.s.ô nhiễm g/người-ngày
tải lượng chất ô nhiễm
nồng độ Mg/l QCVN
g/ngày trị C cột B BOD 45-54 1575-1890 562,5-675 50 COD 72-102 2520-3570 900-1275 - SS 70-145 2450-5070 875-1812,5 100 dầu mỡ 10-30 350-1050 125-375 20 tổng nito 6-12 210-420 75-150 50 amoni 2,4-4,8 84-168 30-60 10 T. phôtpho 0,8-4,0 28-140 10-50 10
Các thiết bị thi công có sử dụng nhiên liệu như xe chuyển vật liệu, máy xúc, máy ủi, máy san nền, đổ nhựa, trộn bê tông...
Trong quá trình hoạt động chúng sẽ làm thất thoát rò rỉ một lượng dầu nhất định. Lượng rò rỉ dầu mỡ sẽ rất khó thu gom để xử lý vì thế chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước sông, ô nhiễm đất.
Nước mưa chảy tràn
Công thức tính lượng nước mưa chảy tràn
Q = S * I * ( 1-k)/1000 (m3)
Trong đó:
S- diện tích bề mặt có mưa (m) I- cường độ mưa (m)
k- hệ số thấm và bốc hơi
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN TIẾP NHẬN
1. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận K= Ttđ – Tsc
Trong đó:
- K- khả năng tiếp nhận của nguồn nước đối với chất ô nhiễm - Ttđ- tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
- Tsc- tải lượng chất ô nhiễm sẳn có trong nguồn nước
2. Công thức tính tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm L(tđ) = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4
Trong đó:
- Ltđ (kg/ngày)- là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xét.
- Qs (m3)- là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn cần đánh giá trước khi tiếp nhận.
- Qt (m3) là lưu lượng nước thải lớn nhất.
- Ctc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy định tai các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s*mg/l) sang kg/ngày.
3. Công thức tính tải lượng ô nhiễm sẳn có trong nguồn tieeprs nhận:
Ln = Qs * Cs * 86,4
Trong đó:
- Ln- (kg/ngày): tải lượng ô nhiễm có sẳn trong nguồn tiếp nhận - Qs- (m3/s): lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải.
- Cs- (mg/l)- giá trị nồng độ cực đại chất ô nhiễm
4. Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận Lt = Qt * Ct * 86,4
Trong đó:
- Lt (kg/ngày) tải lượng ô nhiễm trong nguồn thải - Qt (m3/s) lưu lượng nước thải lớn nhất
- Ct (m3/s): giá trị nồng độ cực đại chất ô nhiếm
5. Khả năng tiếp nhận nước thải Ltn = ( Ltđ – Ln – Lt)* Fs
Trong đó:
- Ltn (kg/ngày) khả năng tiếp nhận tải lượng chấy ô nhiễm của nguồn nước
- Ltđ là tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận.
- Ln: tải lượng có sẳn trong nguồn nước tiếp nhận - Lt : tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn nước - Fs : hệ số an toàn
+ Nếu Ltn > 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
+ Nếu giá trị Ltn ≤ 0: nguồn nước không có khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.