Nhu cầu sử dụng mô phỏng

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu suất giao thức tầng MAC theo chuẩn IEEE802 11, IEEE802 15 4 và IEEE802 15 3 (Trang 83 - 84)

Việc nghiên cứu, khảo sát hoạt động của các hệ thống thực nhằm nâng cao hiểu biết và ứng dụng hiệu qủa vào đời sống là một nhu cầu rất lớn. Thực ra, cách tốt nhất để khảo sát một hệ thống là thực hiện các thí nghiệm ngay trên các hệ thống thực và thay đổi hệ thống thực để tiến hành các thí nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, điều lý tưởng đó rất ít khi thực hiện được. Bởi vì trong đa số các trường hợp, chi phí để xây dựng một hệ thống thực là rất lớn hay việc xây dựng hệ thống thực quá nguy hiểm cho con người, như xây dựng hệ thống thử nghiệm vũ khí hạt nhân chẳng hạn, hoặc việc xây dựng hệ thống với những thông tin hiện có là không khả thi. Hoặc nếu hệ thống đã tồn tại thì việc thay đổi cấu hình hệ thống liên tục có thể làm cho hệ thống bị đổ vỡ. Mô phỏng mặc dù không phải là cách tốt nhất để khảo sát một hệ thống nhưng với những ưu điểm vốn có

của mình nó đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến để nghiên cứu các hệ thống thực. Mô phỏng được sử dụng cho các mục đích chính sau [3,4]:

 Mô phỏng cho phép việc nghiên cứu và thí nghiệm các hoạt động bên trong của một hệ thống phức tạp.

 Sự thay đổi về thông tin, tổ chức và môi trường có thể được mô phỏng và tác động của những sự thay đổi này lên hành vi của hệ thống có thể được kháo sát.

 Các kiến thức đạt được trong việc thiết kế một mô hình mô phỏng có giá trị trong việc phát triển hệ thống đề nghị.

 Mô phỏng có thể được sử dụng như là một thiết bị kiểm tra để củng cố cho giải pháp phân tích.

 …

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu suất giao thức tầng MAC theo chuẩn IEEE802 11, IEEE802 15 4 và IEEE802 15 3 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)