5.1. Kết luận
KTBĐ là nguồn tài nguyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém, có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững. Các dự án/chương trình phát triển dựa trên cơ sở KTBĐ sẽ lôi kéo được nhiều người dân tham gia, vì nó hợp với nhân dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó chính là cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của KTBĐ là luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địa phương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích hợp với cộng đồng. Các chính sách, dự án đưa vào cộng đồng muốn phát huy tốt cần chú ý đến đặc điểm này, cụ thể hơn giữa KTBĐ của cộng đồng với tri thức khoa học chính thống có sự hài hòa.
Do đặc thù vùng miền núi, địa hình chia cắt và việc tiếp cận các nguồn thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, vì vậy KTBĐ được coi là cẩm nang trong sinh hoạt của người DTTS miền núi, nhất là vùng miền núi phía Bắc. Cộng đồng sử dụng những kiến thức này trong sinh hoạt hàng ngày và phát triển kinh tế, dự báo thời tiết, mùa vụ, thiên tai…v.v. và những kiến thức này là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Do vậy, cần có những biện pháp để duy trì và phát huy KTBĐ, nhất là các KTBĐ có giá trị trong phát triển bền vững của cộng đồng như các kinh nghiệm sản xuất, dự báo thời tiết, thiên tai, các giống cây con bản địa hay các giá trị mang tính khoa học, bảo tồn nguồn gen của các giống cây trồng vật nuôi bản địa, …v.v.
5.2. Khuyến nghị