Hiện trạng mô hình trước khi can thiệp

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 27 - 28)

THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

4.1.1.1.Hiện trạng mô hình trước khi can thiệp

Canh tác ngô độc canh trên đất đồi đất bị xói mòn, suy thoái, rửa trôi, nguồn nước cạn kiệt. Năng suất thấp hoặc mất trắng do hạn hán, năng suất trung bình đạt 25-30 tạ/ha. Năm 2010, 80% diện tích ngô đồi giảm năng suất 40% do hạn hán.

4.1.1.2.Tiêu chí lựa chọn mô hình

Mô hình thể hiện sự thích ứng và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hệ thống cây trồng, các kỹ thuật canh tác ở các địa hình khác nhau của hệ thống sản xuất nông nghiệp đặc trưng của vùng trong thích ứng với tác động của BĐKH. Mô hình xác định là hệ thống canh tác thích ứng với các hiện tượng thời tiết xấu như hạn và tính thất thường của thời tiết ở địa phương. Các tiêu chí phân loại cụ thể được phân tích như bảng dưới (cách phân loại được tham khảo theo tiêu chí sinh kế thích ứng BĐKH mà tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã phát triển [14]).

Xác định và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Mô hình Gừng, Củ đậu xen Chuối thích ứng hạn trên đất dốc - Ảnh: Bùi Tuấn Tuân

Hình 4.1: Mô hình gừng, cây dược liệu xen chuối Tâytại Mai Lạp, Chợ Mới, Bắc Kạn - Ảnh: Bùi Tuấn Tuân

Bảng 4.1: Tiêu chí lựa chọn mô hình gừng, cây dược liệu xen chuối Tây

Tiêu chí Đặc điểm

Khía cạnh kinh tế - Sản phẩm tiêu thụ ngay tại địa phương.

- Mức đầu tư cho mô hình (chăm sóc, thu hoạch…) thấp

- Đa dạng hóa sinh kế cho người dân, bên cạnh chăn nuôi, trồng lúa, ngô, sắn, trồng rừng.

- Sử dụng các giống cây trồng địa phương, người dân có kinh nghiệm canh tác và kiến thức để thực hiện mô hình, người dân có thể tự học hỏi kinh nghiệm của nhau. Do vậy,việc đầu tư cho giống, khoa học công nghệ và kĩ thuật thấp

Khía cạnh thể chế

- Người dân và chính quyền địa phương coi đây là cây trồng/mô hình xóa đói giảm nghèo.

- Phù hợp với chính sách hiện nay của chính phủ và địa phương, phát triển sản phẩm nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa.

- Chính quyền địa phương huy động nguồn vốn từ các chương trình nhà nước để hỗ trợ người dân mua giống mở rộng diện tích.

Văn hóa - xã hội

- Sử dụng các giống cây có tại địa phương - Sử dụng kỹ thuật bản địa - Phù hợp cho các nhóm đối tượng, kể cả không biết chữ.

- Không yêu cầu nhiều thời gian.

- Nâng cao năng lực cho đối tượng tham gia đặc biệt là phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương.

- Nam và nữ đều có các kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện mô hình.

Biến đối khí hậu

- Đa dạng hóa sinh kế, tăng khả năng thích ứng BĐKH cho cộng đồng, giảm rủi ro trong sản xuất.

- Thích ứng với điều kiện hạn hán ngày càng gia tăng và thời gian và cường độ.

Môi trường

- Đa dạng hóa cây trồng, tăng lớp thực bì làm tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn.

- Tăng độ che phủ, tăng khả năng hấp thụ CO2

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Trang 27 - 28)