Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã bảo thành huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 30)

- Đề tài đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa bàn xã Bảo Thành.

- Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã.

- Đề tài phân tích những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò của phụ nữ xã Bảo Thành trong phát triển kinh tế hộ.

- Đề tài giúp đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong thời gian tới của xã Bảo Thành trong phát triển kinh tế hộ.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn vùng nghiên cứu

Bảo thành là xã của huyện Yên Thành, có 7.409 nhân khẩu, 1.672 hộ sinh sống trên 14 xóm trên địa bàn xã. Địa hình của xã là bán sơn địa, các xóm cách nhau. Căn cứ vào điạ hình và điều kiện của xã tôi tiến hành chọn ra 3 xóm: xóm 10A, xóm 5, xóm 2, đây là những xóm đại diện cho xã.

Xóm 10A: Là xóm nằm ở trung tâm xã, khu vực đặt chợ, trạm y tế và UBND xã, giao thông đi lại thuận tiện, cơ sợ hạ tầng được phát triển. Chủ yếu người dân buôn bán và kiêm làm nông nghiệp và cán bộ.

Xóm 5: Là xóm nằm ở phía đông của xã, đây là xóm chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp thuần và các nghành nghề phụ và bốc vác đi xây.

Xóm 2: Là xóm nằm phía nam của xã, đây là xóm chủ yếu là đồi núi và sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp.

-Chọn hộ nghiên cứu

Sau khi lựa chọn vùng nghiên cứu, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng ra 60 hộ nghiên cứu từ danh sách các hộ gia đình, đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ khác, hộ cận nghèo, hộ nghèo. Trong toàn xã có 5,07% là hộ nghèo, và có 22,4% hộ cận nghèo và chia đều cho 14 xóm trong xã.

+ Hộ khác là 30 hộ + Hộ cận nghèo là 21 hộ + Hộ nghèo là 9 hộ.

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh của các hộ điều tra.

Thu thập thông tin của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ thu thập thông tin định lượng định tính và các vấn đề liên quan đến sản xuất.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập qua các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của UBND xã Bảo Thành.

Một số sách báo và công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.

3.3.2.2. Số liệu sơ cấp

Trên cơ sở các mẫu điều tra 60 hộ đã chọn thu thập thông tin bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đã được soạn thảo trước. Các câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng mở.

3.3.3. Phương pháp tổng hợpvà phân tích số liệu

3.3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính cá nhân và bằng chương trình Excel để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.3.3.2.Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp phân tích thống kê: Là phương pháp dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong những bảng biểu cụ thể để tìm ra những nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần phải có những thay đổi gì cho phù hợp.

b. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, so sánh thu nhập của người phụ nữ so với nam giới (người chồng của họ) để thấy được mức độ công bằng trong gia đình.

Như vậy bằng các phương pháp nghiên cứu trên cho phép tôi thu thập được những kết quả về thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội góp phần ở xã Thạch Đồng làm căn cứ đưa ra những phân tích, nhận xét và đánh giá đầy đủ chính xác các nội dung cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ: + Trang bị tư liệu sản xuất trên hộ

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ: + Các tài sản hiện có trong gia đình

+ Cơ cấu các khoản thu nhập của hộ

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và năng lực của phụ nữ:

+ Tổng số phụ nữ: Gồm toàn bộ các hộ không phân biệt độ tuổi, ngành nghề.

+ Tỷ lệ lao động nữ: Là toàn bộ lao động nữ trong tuổi và có khả năng lao động trên tổng số lao động trong tuổi.

- Nhóm chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình. + Số lượng và tỷ lệ nữ làm chủ hộ.

+ Số lượng và tỷ lệ nữ quyết định các công việc gia đình.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bảo Thành là xã nằm phía nam huyện Yên Thành, có quốc lộ 7A đi qua và tỉnh lộ 534, cách trung tâm huyện Yên Thành 12km. Xã Bảo Thành có tổng diện tích tự nhiên 917,70ha chia làm 14 xóm, dân số của xã tính đến 12/2014 là 7.409 nhân khẩu, 1.672 hộ, xã có danh giới tiếp giáp như sau:

-Phía Đông giáp xã Sơn Thành, xã Viên Thành, huyện Yên Thành. -Phía Tây giáp xã Công Thành, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành. -Phía Bắc giáp xã Long Thành, huyện Yên Thành.

-Phía Nam giáp xã Đại Sơn, Huyện Đô Lương.

Kết cấu tự nhiên đa dạng và phong phú, có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội trên tất cả các lĩnh vực.

4.1.1.2. Địa hình.

Bảo Thành là xã có địa hình bán sơn địa, có hướng nghiêng dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, với đặc điểm đó cho nên chia thành 2 vùng: vùng cao thường bị hạn hán vào mùa hè gồm 2 xóm 1 và 2; Vùng chiêm trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa bão gồm 12 xóm còn lại.

4.1.1.3. Khí hậu

Bảo Thành nằm trong vùng đồng bằng Yên Thành tỉnh Nghệ An, chịu chung những đặc điểm của khí hậu miền Trung nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình 23 - 25oC, tháng nóng nhất 36oC, lạnh nhất dưới 15oC. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 86%.

Có tổng tích ôn 8.400o - 8.600o, chế độ bức xạ có số giờ nắng từ 1.600 - 1.700 giờ, cường độ bốc hơi từ 1.200 - 1.400 mm/năm, lượng mưa bình quân 1600 - 1700 mm.

Trong năm, khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mùa này thời tiết nóng nực , thỉnh thoảng có mưa rào đột ngột , nhiệt độ trung bình 30oC, có ngày lên tới 40o

C, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt đô ̣ trung bình tháng từ 26,2oC (tháng 4) đến 31,2oC (tháng 6).

- Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến t háng 4 dương lịch năm sau , nhiệt đô ̣ trung bình tháng từ 18,30C (tháng 1) đến 250C (tháng 11) vớ i nhiều ngày có nhiê ̣t đô ̣ thấp. Mùa này có gió mùa Đông Bắc, mưa kéo dài.

Đây là vùng có khí hâ ̣u nóng ẩm , do đó đô ̣ ẩm trong vùng tương đối lớn, đô ̣ ẩm bình quân khoảng từ 75  94%, độ ẩm trung bình thấp nhất khoảng 39  65% vào các tháng 6, 7, 8.

Lươ ̣ng mưa trung bình hàng năm trên khu vực là 1.886  2.700 mm. Số ngày mưa bình quân là 150 ngày/năm. Trong đó có ha i mùa rõ rê ̣t : Mùa khô, ít mưa từ tháng 4  10 và mùa mưa từ tháng 11  3 sang năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 68  75% lượng mưa cả năm. Mưa lớ n thường xuất hiê ̣n vào tháng 8, 9, 10. Đây cũng là vùng chi ̣u ảnh hưởng của nắ ng và gió Lào nhiều nên lượng bốc hơi tương đối lớn . Lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất xuất hiê ̣n vào tháng 7, lươ ̣ng bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô .

Bão thường xuất hiện bắt đầ u từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 hoă ̣c tháng 12. Theo số liê ̣u thống kê trong nhiều năm , bình quân mỗi năm tỉnh Nghệ An có 3  6 cơn bão đi qua, trong đó có từ 2  3 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp.

4.1.1.4. Thủy văn

Bảo Thành có 1 con kênh N2 chảy qua, 2 đập nước và 2 khe suối tự nhiên, cùng với nước ngầm trong đất, đây là nguồn nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Về mùa nắng hạn vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu nước tại 2 xóm vùng trong và đoạn cuối của vùng ngoài, biện pháp khắc phục bằng nguồn nước trạm bơm là chính.

4.1.1.5. Các nguồn Tài Nguyên

a.Tài nguyên đất

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 917,70 100,00

1. Đất nông nghiệp 717,20 78,15

1.1 Đất trồng lúa 347,15 37,83

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 29,11 3,17

1.3 Đất trồng cây lâu năm 169,14 18,43

1.4 Đất lâm nghiệp 166,10 18,1

1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 5,70 0,62

2. Đất phi nông nghiệp 185,13 20,17

2.1 Đất ở 29,87 3,25

2.2 Đất chuyên dùng 121,64 13,25

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp 0,56 0,06

2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,85 0,09

2.2.3 Đất sử dụng mục đích công cộng 120,23 13,10

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,53 0,17

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,59 1,27

2.5 Đất mặt nước 19,50 2,12

3. Đất chƣa sử dụng 15,37 1,67

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 7,71 0,84

3.2 Đất đồi chưa sử dụng 7,66 0,83

Nguồn: UBND xã Bảo Thành,2014

Qua bảng 4.1 ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã là 917,70ha, được chia ra làm 3 nhóm chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

-Nhóm đất nông nghiệp:

Nhóm đất nông nghiệp được chia ra làm 5 loại đất chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. Đất chiếm ưu thế nhất là đất trồng lúa đang chiếm ưu thế với diện tích 347,15ha, chiếm 34,85%; sau đó đất trồng cây lâu năm 169,14ha, chiếm 18,43% và đất trồng lâm nghiệp 166,10ha, chiếm 18.1% với diện tích trên các cây ăn quả và các cây lấy gỗ khác. Với diện tích nuôi trồng thủy sản nhỏ chỉ có sản 5,70ha, chiếm 0,62% việc nuôi trồng thuỷ sản ở đây chưa phát triển do địa hình và thời tiết không thuận lợi mà chủ yếu là các hộ nuôi trông thuỷ sản nhỏ lẻ hiệu quả kinh tế không cao.

- Nhóm đất phi nông nghiệp:

Có tổng diện tích là 185,13ha chiếm 20,17% so với diện tích đất tự nhiên trong diện tích đất phi nông nghiệp được chia làm nhiều loại sau: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối, mặt nước trong đó thì hai loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất đó là đất ở và đất chuyên dùng. Nhìn chung, hầu hết các loại đất chuyên dùng trong xã được sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả.

-Nhóm đất chưa sử dụng:

Nhóm đất chưa sử dụng có 7,66ha, chiếm 0,83% diện tích đất tự nhiên. Qua đó cho thấy tỉ lệ đất chưa sử dụng trên địa bàn xã là thấp. Việc tận dụng các loại đất vào sản xuất có hiệu quả đã được chú trọng hơn.

b.Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Bảo Thành có 19,50ha đất sông suối, gồm có các con suối, ao, hồ, đập giữ nước và kênh N2 chảy qua đây là nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 5 -12m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã

được nhân dân khai thác bằng phương pháp đào giếng khoan để phục vụ ăn uống , sinh hoạt hằng ngày của nhân dân trong toàn xã.

c. Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã 166,10ha (chiếm 18.1% Diện tích đất tự nhiên) là rừng sản xuất 166,10ha. Diện tích rừng đó được giao khoán tận gia đình trồng và chăm sóc, các cây chủ yếu là cây keo và bạch đàn.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm đúng mức, nhiều chi hội phụ nữ xóm làm tốt công tác vệ sinh môi trường, như chi hội 5, 6, 7, 9, 10A và những điểm thường xảy ra ô nhiễm được giải quyết kịp thời. Duy trì đều đặn lịch thu gom rác thải ở các xóm, tuyên truyền vận động nhân dân vùng trong tự xử lý rác thải sinh hoạt tại gia tạo cảnh quan nông thôn xanh sạch, đẹp đặc biệt không để phát sinh tụ điểm rác thải mới trên địa bàn.

4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ XXII, thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011- 2015, việc thực hiện thắng lợi kế hoạch trong năm thứ tư năm của nghị quyết (năm 2014) có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà phát triển cho cả giai đoạn 2011- 2015 và những giai đoạn tiếp theo. Trong năm 2014 thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH, ANQP. Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước và của địa phương nói riêng, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như thiên tai, sâu bệnh, tư tưởng của nhân dân quan tâm chưa đúng mức với sản xuất, sau chuyển đổi ruộng đất cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, giám sát của HĐND. Với sự điều hành linh hoạt, kiên quyết của UBND xã, các cơ sở xóm, sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn nhân dân trong toàn xã, đã hoàn thành cơ bản kế hoạch và nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nghị quyết của Đảng bộ đã đề ra. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

Thực hiện QĐ 491 và QĐ 800 của Thủ tướng Chính phủ sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới xã BảoThành đã đạt 14/19 tiêu chí.

Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Bảo Thành qua 3 năm (2012-2014)

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

GT Tr.đ CC (%) GT Tr.đ CC (%) GT Tr.đ CC (%) 13/12 14/13 BQ I Tổng giá trị sản xuất 90.400 100,00 212.818 100,00 236.039 100,00 235,41 110,91 173,16 1 Nông nghiệp 32.939 36,44 71.558 33,62 71.567 30.32 217,24 100,01 158.62 1.1 Trồng trọt 18.766 20,76 34.377 16,15 34.100 14,45 183,18 99,19 141,18 1.2 Chăn nuôi 12.262 13,56 33.349 15,67 33.601 14,23 271,97 100,75 186,36 1.3 Dịch vụ nông nghiệp 1.911 2,11 3.832 1,80 3.866 1,64 200,52 100,88 150,70 2 Lâm nghiệp 661 0,73 1.946 0,91 3.703 1,67 294,40 190,28 242,34 3 Ngành CN-XDCB 27.800 30,75 88.616 41,64 104.593 44,31 318,76 118,08 218,42 4 Thương mại dịch vụ 29.000 32,08 50.707 23,83 56.176 23,70 174,85 110,78 142,81 II Một số chỉ tiêu 1 GTSX/LĐ 27,26 64,08 71,39 235,06 111,40 173,23 2 GTSX/khậu 12,70 29,42 31,83 231,65 108,19 169,92

Qua bảng 4.2 ta thấy: Năm 2012 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 90.400 triệu đồng, đến năm 2013 tổng giá trị sản xuất của xã là 212.818 triệu đồng tăng 35,41% so với năm 2012, còn năm 2014 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 236.039 triệu đồng tăng 10,91% so với năm 2013, qua tổng giá trị sản xuất của toàn xã trong 3 năm ta có thể thấy giá trị sản xuất của xã liên tục tăng qua các năm, trong đó chủ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã bảo thành huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)