Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã bảo thành huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 54 - 71)

4.2.3.1. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất

Bảng 4.9: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành sản xuất ĐVT: % STT Tiêu chí Hộ khác (n=30) Hộ cận nghèo (n=21) Hộ nghèo (n=9) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 10 33,33 5 23,81 2 22,22

2 Tỷ lệ nữ tham gia quản lý

điều hành sản xuất 12 40,00 9 42,86 3 33,33

Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015

Trong cuộc sống hằng ngày người phụ nữ thường có vai trò quan trọng trong tất cả công việc gia đình, sản xuất hay phát triển kinh tế thế nhưng vẫn còn tồn tại quan điểm phong kiến về vai trò của người phụ nữ lại không được nhìn nhận. Kết quả nghiên cứu 60 hộ cho ta thấy, người phụ nữ cũng có tiếng nói hơn trong gia đình, thể hiện ở tỷ lệ nữ làm chủ hộ ở hộ khác 33,33% và tham gia quản lý điều hành sản xuất là 40%, hộ nghèo nữ làm chủ hộ 22,22%, và tham gia quản lý và điều hành sản xuất là 33,33%. Qua đây cho thấy phụ nữ mới chỉ dừng ở mức độ tham gia mà chưa phải quyết định. Để phụ nữ có thể dễ dàng hơn và chủ động trong các hoạt

động sản xuất tạo thu nhập cần tăng tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ và bản thân phụ nữ cần năng động và có chứng kiến.

a. Phân công lao động trong hoạt động sản xuất Nông Nghiệp

Trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập các hộ phong phú và đa dạng, ở mỗi loại hộ khác nhau đều có ít nhất 02 hoạt động tạo thu nhập, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê... Qua quá trình điều tra thì nam giới thường làm những công việc nặng như làm chuồng trại, cày bừa... còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình còn làm nhiều việc như làm đất, gieo cấy, bón phân làm cỏ, đi bán sản phẩm nông nghiệp… Đối với các công việc chăn nuôi gia súc người phụ nữ đảm nhận công việc như chọn giống, chăm sóc... Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới.

Qua bảng 4.10 Cho thấy phân công lao động sản xuất nông nghiệp tại các hộ nghiên cứu trên địa xã Bảo Thành như sau: Qua điều tra 3 nhóm hộ thì hộ khác và hộ cận nghèo là nhóm có sự chia sẻ trong các công việc đồng áng giữa nam và nữ cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Các công việc trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tỷ lệ người được điều tra trả lời rằng đó là công việc của cả hai là rất cao, tức là họ đã có sự bàn bạc trong việc quyết định các hoạt động sản xuất, chăn nuôi của hộ gia đình, nhóm hộ khác nhiều khâu trong hoạt động sản xuất, người phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Như khâu chọn giống là 36,40% do người phụ nữ quyết định là 18,20% do người chồng 45,40% có sự bàn bạc của cả hai. Tỷ lệ này ở nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo cón thấp và thấp nhất là ở hộ nghèo, sự bàn bạc trong gia đình không cao, chỉ chiếm 11,10%. Quyết định trồng cây gì, nuôi con gì vẫn chủ yếu thuộc về người đàn ông (55,60%). Trong một số hoạt động khác như làm đất, làm chuồng, người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, và

tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm khi nghiên cứu hai nhóm hộ cận nghèovà nghèo. Đặc biệt là ở nhóm hộ nghèo, sự tham gia của phụ nữ trong hai hoạt động trên so với người đàn ông trong gia đình tuy có thấp hơn, nhưng vẫn là cao hơn khi so sánh với sự tham gia của phụ nữ ở hai nhóm hộ kia. Hoạt động này ở hộ khác cũng có sự thuê ngoài nhiều hơn. Do đây là nhóm hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn. Các hoạt động mua vật tư, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, thì lại chủ yếu là công việc của phụ nữ. Sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao, họ đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập. Và sự san sẻ công việc đồng áng được thể hiện rõ ở nhóm hộ khác và cận nghèo. Nhóm hộ nghèo hầu hết các công việc nặng vẫn đặt lên vai người phụ nữ. Họ phải đảm đương quá nhiều mà ít có sự chia sẻ từ phía người đàn ông trong gia đình.

Một điều đáng buồn hiện nay là tệ nạn cờ bạc, rượu chè, lô đề,.... Đã len lỏi và huỷ hoại đến cuộc sống của nhiều gia đình. Người vợ là người chịu hậu quả của những trận đòn bạo lực chỉ vì không có tiền. Ở một số gia đình người chồng đi làm thuê kiếm thêm tiền vì thế mà tất cả các công việc như việc đồng đến việc nhà đều do người vợ làm, điều này đã làm cho người phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi, hầu như ngày nào cũng đầu tắt mặt tối, quanh năm vất vả không có thời gian nghỉ ngơi và ít được sự chia sẻ của người chồng.

Có thể thấy rằng trong các nhóm hộ đều có sự trợ giúp của những người chồng, tuy nhiên mức độ là khác nhau giữa các nhóm hộ. Những công việc nặng nhọc như làm đất, phun thuốc sâu thì người vợ nhận được sự chia sẻ nhiều hơn từ chồng. Còn các khâu công việc khác như gieo trồng, làm cỏ, bón phân thì mức độ tham gia của nữ giới thường cao hơn và thường là người làm chính. Đó là sự bất bình đẳng giới do nhận thức về quan niệm truyền thống, về các vấn đề giới còn hạn chế, nếp gia trưởng vẫn còn và chi phối nhiều trong quan hệ gia đình, đặc biệt là ở gia đình nông thôn mà đông con. Người phụ nữ cũng là người chủ nhưng tiếng nói lại không có trọng lượng. Đây là một vấn đề cần phải được thay đổi, tuy nhiên để thực hiện điều đó là rất khó, muốn thay đổi được thì cần mất cả một quá trình và

cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Trong gia đình nếu người chồng là người hiểu biết, năng động sáng tạo thì người phụ nữ sẽ được đỡ đần nhiều hơn, được quan tâm hơn. Ngược lại ở những hộ mà người chồng có sự hiểu biết ít cũng như khả năng sáng tạo kém hoặc chồng mất sớm thì người vợ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả về sức khoẻ lẫn tinh thần, phải làm nhiều hơn bất kể các công việc gì. Qua đây ta cũng thấy được người phụ nữ tham gia hầu hết các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp, họ đã thể hiện cao vai trò của mình trong kinh tế gia đình cũng như kinh tế xã hội.

Bảng 4.10: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

ĐVT: %

STT Hoạt động Hộ khác Hộ cận nghèo Hộ nghèo

Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê

1 Trồng trọt - - - -

1.1 Chọn giống (quyết định trồng cây gì..) 36,40 18,20 45,40 0 38,10 23,80 38,10 0 33,30 55,60 11,10 0 1.2 Làm đất 9,10 40,90 18,20 31,80 14,30 33,30 38,10 14,3 22,20 55,60 22,20 0 1.3 Trồng cây 31,80 18,20 40,90 9,10 38,10 19,00 42,90 0 33,30 11,10 55,60 0 1.4 Chăm sóc (làm cỏ, bón phân, lấy nước,…) 27,30 31,80 27,30 13,60 38,10 14,30 47,60 0 55,60 22,20 22,20 0 1.5 Thu hoạch 36,40 13,60 40,90 9,10 28,60 14,30 42,80 14,30 44,50 22,20 33,30 0 1.6 Bảo quản sau thu hoạch 31,80 22,70 45,50 0 23,80 42,90 33,30 0 55,60 22,20 22,20 0 1.7 Đi bán 45,50 0 54,50 0 28,60 23,80 47,60 0 33,30 22,20 44,50 0

2 Chăn nuôi - - - -

2.1 Làm chuồng 0 47,40 26,30 26,30 9,50 47,70 33,30 9,50 11,10 55,60 33,30 0 2.2 Chọn giống (quyết định nuôi con gì) 36,80 15,80 47,40 0 38,10 19,00 42,90 0 22,20 33,30 44,50 0 2.3 Mua thức ăn 36,80 10,50 52,70 0 33,30 19,00 47,70 0 55,60 11,10 33,30 0 2.4 Chăm sóc 31,60 10,50 57,90 0 42,90 14,20 42,90 0 55,60 11,10 33,30 0 2.5 Đi bán 42,10 0 57,90 0 28,60 23,80 47,60 0 22,20 11,10 66,70 0

b.. Phân công trong hoạt động sản xuất lâm ngiệp

Bảng 4.11: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp

ĐVT:% STT Hoạt động Hộ khác Hộ cận nghèo Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai 1 Tỷ lệ hộ tham gia SL 9 6 3 Tỷ lệ 30,00 28,60 30,00 2 Phát cây dòn đồi đốt 11,10 22,20 66,70 16,70 33,30 50,00 33,30 33,30 33,40 3 Cuốc hố trồng cây 0 100,00 0 16,70 33,30 50,00 33,30 33.30 33,34 4 Chăm sóc cây 22,20 22,20 55,60 16,70 16,70 66,60 33,30 33,30 33,40 5 Khai thác,lấy gỗ, bán 0 100,00 0 26,70 50,00 33,30 33,30 33,30 33,40

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015

Qua bảng tổng hợp cho thấy người phụ nữ tham gia hoạt động lâm nghiệp ở hộ khác và hộ cận nghèo họ thường tham gia với các công việc nhẹ nhàng như phát cây, dọn đồi, đốt. Phụ nữ trong các hộ khác được ưu tiên hơn ở công việc nặng đòi hỏi sức khỏe như cuốc hố trồng cây, khai thác bán, phần việc này đều do người nam giới đạm nhiệm chiếm 100%, trong khi đó hộ nghèo thì người phụ nữ tha gia ngang bằng với đàn ông ở tất cả các khâu của hoạt động lâm nghiệp, họ vẫn chưa nhận được sự ưu ái trong công việc.

c. Hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ

Ngoài các hoạt động xuất nông nghiệp, sự phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới còn thể hiện rõ trong các hoạt động khác như hoạt động dịch vụ, buôn bán. Các hộ hoạt động dịch vụ chủ yếu là các hộ buôn bán nhỏ cung cấp các mặt hàng cần thiết hằng ngày như: Hàng tạp hóa, thực phẩm, vật liệu xây dựng.

Bảng 4.12: Phân công lao động trong Hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ĐVT:% STT Hoạt động Hộ khác Hộ cận nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai 1 Tỷ lệ hộ tham gia SL Hộ 14 17 Tỷ lệ % 46,67 33,33 2 Chọn mặt hàng để bán 50,00 21,40 28,60 28,60 14,30 57,10 3 Đi lấy hàng 21,40 50,00 28,60 14,30 57,10 28,60 4 Bán hàng 21,40 21,40 57,20 42,90 14,20 42,90 5 Quản lý sổ sách 71,40 7,20 21,40 42,80 28,60 28,60 6 Trả nợ và đòi nợ 64,30 0 35,70 71,30 14,30 14,30

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015

Qua bảng 4.12 ta thấy: Chỉ có 2 nhóm hộ tham gia vào hoạt động kinh doanh. Do các nhóm hộ này có điều kiện thuận lợi về địa hình, thường có nhà nằm ở vị trí trung tâm của xóm thuận tiện cho hoạt động buôn bán, họ có khả năng quay vòng vốn và biết kết hợp giữa hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Còn hộ nghèo chưa có sự giám đầu tư vào kinh doanh do đặc điểm hộ nghèo chưa có vốn, các hộ neo đơn và tỉ lệ nhà bán kiên cố vẫn còn khá cao nên họ chưa giám đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động dịch vụ, người vợ tham gia phần lớn ở tất cả các khâu từ việc chọn mặt hàng để bán, bán hàng và quản lý sổ sách. Họ tham gia nhiều nhất ở khâu trả nợ và đòi nợ khách hàng, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì khéo léo, mềm dẻo. Do thường xuyên bán hàng nên người phụ nữ còn là người hiểu được tâm lý người tiêu dùng, biết được nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình. Người đàn ông giúp đỡ phần việc nặng hơn như đi lấy hàng ở hộ khác 50% và hộ cận nghèo là 57,10%. Việc buôn bán kinh doanh cần có sự bàn bạc và tim hiểu tỷ mị vì vậy cần sự tham gia và quyết định nhiều hơn từ hai giới.

4.2.3.2. Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát nguồn lực của hộ a. Kiểm soát nguồn lực đất đai

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015

Phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất và các hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình, kèm con cái học .Tuy lại trong kiểm soát kinh tế hộ vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giới, trong kiểm soát các nguồn lực đất đai cụ thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nam giới vẫn là người đảm nhận chính. Thực tế nghiên cứu trong các hộ, nhận thức của các thành viên trong gia đình đều cho rằng việc người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyển sự dụng đất là đương nhiên, cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi người chồng đứng tên. Chính điều này dẫn tới sự bất công bằng trong việc sợ hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam và nữ giới. Qua biểu đồ 4.3 thấy: Ở hộ khác nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 33.30% cao hơn so với các nhóm hộ cận nghèo chiếm 23,80% và thấp nhất hộ nghèo chiếm 22,20%, qua điều tra chủ yếu nữ hộ nghèo đứng tên trên sổ đỏ thuộc nhóm người cơ nhỡ. Vì vậy ở hộ nghèo người vợ chưa có quyền kiểm soát nguồn lực đất đai.

b.Kiểm soát nguồn lực tài chính

Bảng 4.13: Tình hình quản lý vốn vay của hộ

ĐVT:%

STT Ngƣời thực hiện Hộ khác Hộ cận nghèo Hộ nghèo

1 Tỷ lệ vay vốn 46,70 81,00 44,40 1.1 Quản lý - - - 1.1.2 Chồng 14,30 35,30 50,00 1.1.3 Vợ 14,30 17,60 25,00 1.1.4 Cả hai 71,40 47,10 25,00 1.2 Quyết định sử dụng vốn vay - - - 1.2.1 Chồng 42,90 29,40 50,00 1.2.2 Vợ 7,10 23,50 0 1.2.3 Cả hai 50,0 47,10 50,00 1.3 Đứng tên vay vốn - - - 1.3.1 Chồng 64,30 58,80 100,00 1.3.2 Vợ 35,70 42,20 0

1.4 Trả lãi tiền vay - - -

1.4.1 Chồng 14,30 35,30 0

1.4.2 Vợ 85,70 64,70 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015

Qua bảng 4.13 ta thấy quyền quản lý vốn vay trong các nhóm hộ rất khác nhau. Ở nhóm hộ khác thì cả hai vợ chồng cùng quản lý vốn chiếm tỷ lệ cao chiếm 50%. Ở hộ cận nghèovà hộ nghèo chiếm tỷ lệ 25%, tỷ lệ này thấp hơn. Sự chênh lệch giữa vai trò của chồng và vợ trong quản lý vốn trong gia đình còn quá lớn, trong chi tiêu hàng ngày thì người vợ là người quản lý chi tiêu. Nhưng các quyết định lớn trong gia đình thì lại do người đàn ông quyết định. Trong vai trò quyết định sử dụng sự khác biệt càng được thể hiện rõ hơn giữa nam giới và nữ giới. Trong gia đình người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong việc quyết định sử dụng đồng vốn. Ở nhóm hộ nghèo có tới 50%, nhóm hộ cận nghèolà 29,40%, nhóm hộ

khác là 42,90%. Người đứng tên vay vốn phần lớn là người đàn ông trong gia đình. Nhưng người đi trả lãi thì chủ yếu là người vợ. Tỷ lệ người phụ nữ đảm nhiệm vai trò này trong các nhóm hộ là rất cao. Sự đối lập giữa tỷ lệ phụ nữ có quyền quyết định sử dụng vốn vay và tỷ lệ phụ nữ đi trả lãi hàng tháng cho thấy sự bất công bằng trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính của nông hộ.

Nguồn vốn vay của các hộ chủ yếu từ ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp. Mặc dù hệ thống ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng chính sách đã được đưa xuống tận cấp xã nhưng không phải lúc nào cần là vay được, lượng vay, thời gian vay luôn bị hạn chế. Hơn nữa việc vay vốn phụ thuộc vào tài sản thế chấp, thủ tục, làm cho hộ nghèo ít có cơ hội vay vốn,cùng với người phụ nữ do ít được đứng tên trên sổ đỏ nên khả năng chủ động nguồn vốn cho phát huy các ý tưởng sản xuất, kinh doanhh hay khả năng chủ động phát triển kinh tế thu hẹp. Họ chỉ có thể

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã bảo thành huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 54 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)