Lưu trình công nghệ của xưởng amoniac:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ sản xuất khí amoniac và urea (Trang 52 - 56)

VII. cương vị khử CO2:

A. lưu trình công nghệ của xưởng amoniac:

-Lưu trình khí: Khí tinh chế ra khỏi đoạn V máy nén với áp suất p = 125 at, qua tháp rửa đồng (rửa bằng dung dịch axêtat ammoniac đồng) đi từ dưới lên, sau đó hỗn hợp khí tiếp tục qua tháp rửa kiềm (rửa bằng nước amonia). Khí ra công đoạn rửa đồng và rửa kiềm có hàm lượng CO+CO2 < 20ppm; hàm lượng H2:74%; N2:25%; CH4: 1%, được đưa trở lại đoạn VI máy nén. Khí ra đoạn VI máy nén có áp suất p = 320at, nhiệt độ t < 400C đi vào thiết bị ba kết hợp (gồm thiết bị trao đổi nhiệt,

thiết bị làm lạnh, thiết bị phân ly) hỗn hợp với khí tổng hợp sau làm lạnh bằng nước và phân ly lần I đến để phân ly lần II. Khí tuần hoàn sau khi ra khỏi thiết bị ba kết hợp áp xuất chỉ còn 280 - 295 at được đưa tới máy nén tuần hoàn tuabin nén lên để bù lại tổn thất áp xuất của hệ thống. Sau khi ra khỏi tuabin khí tuần hoàn được đưa qua thiết bị phân ly để phân ly dầu. Sau đó khí tuần hoàn đi vào tháp tổng hợp NH3 lần 1 để nâng nhiệt độ lên khoảng 600C. Ra khỏi tháp tổng hợp lần 1 khí tuần hoàn qua thiết bị trao đổi nhiệt khí khí nhằm nâng nhiệt độ lên khoảng 1800C rồi vào tháp tổng hợp lần 2 thực hiện phản ứng tổng hợp trên bề mặt chất xúc tác. Hỗn hợp khí ra tháp lần 2 có nhiệt độ 3600C đi qua nồi hơi nhiệt thừa nhằm tận dụng nhiệt để sản xuất hơi nước. Sau đó hỗn hợp khí đi vào thiết bị trao đổi nhiệt khí khí để tăng nhiệt cho khí tuần hoàn và hạ nhiệt độ của hỗn hợp khí xuống 1000C. Ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt hỗn hợp khí tiếp tục qua thiết bị làm lạnh bằng nước để giảm nhiệt độ xuống dưới 400C. ở áp suất cao một phần NH3 ở dạng khí đã ngưng tụ thành NH3 lỏng. Sau đó hỗn hợp khí được đưa vào thiết bị phân ly lần 1 để phân ly tách NH3 lỏng trong hỗn hợp khí. Ra khỏi thiết bị phân ly lần 1 hàm lượng NH3 trong hỗn hợp khí còn khoảng 9 - 11%, hỗn hợp khí tiếp tục được đưa vào thiết bị làm lạnh,

ngưng tụ, phân ly, rồi trở về máy nén tuần hoàn, tiếp tục được tuần hoàn trong hệ thống. NH3 lỏng được phân ly ra khỏi hỗn hợp khí ở các thiết bị phân ly lần 1 và phân ly lần 2, được qua van giảm áp hạ áp xuống 24 at rồi tập trung vào thùng chứa NH3 trung gian. Từ đây NH3 lỏng được đưa tới kho chứa NH3 để cung cấp cho sản xuất Urea hoặc nạp chai.

- Lưu trình dung dịch đồng: Dung dịch Cu từ thùng tái sinh ra, có nhiệt độ 78OC qua trao đổi nhiệt với dung dịch đồng từ tháp hồi lưu tới. Nhiệt độ giảm xuống còn 60OC, sau đó dung dịch Cu đi vào thiết bị làm lạnh bằng nước, nhiệt độ còn 38 ÷ 40OC dung dịch tiếp tục đi vào thiết bị làm lạnh bốc hơi NH3, nhiệt độ xuống còn khoảng 8 ÷ 10OC qua bơm dung dịch Cu tăng áp xuất lên 130 at rồi vào tháp rửa đồng. Dung dịch sau khi qua hấp thụ CO, CO2 qua giảm áp đưa lên tháp hồi lưu, ở đây dung dịch Cu gặp khí tái sinh từ thiết bị tái sinh bay lên, một phần lớn khí hấp thụ được nhả ra. Đồng thời dung dịch hấp thụ khí NH3 trong khí tái sinh. Sau đó dung dịch được tăng nhiệt ở thiết bị trao đổi nhiệt với dung dịch tái sinh nhiệt độ lên đến 60OC đi vào bộ hoàn nguyên dưới và trên. Bộ hoàn nguyên dưới được tăng nhiệt bằng hơi nước, nhiệt độ dung dịch lên đến 60 ÷ 80OC. Bộ hoàn nguyên trên được tăng

nhiệt bằng hơi nước nhiệt độ lên tới 72 ÷ 73OC. ở thiết bị hoàn nguyên tỷ lệ đồng được điều chỉnh trong khoảng R = 5 ÷ 7. Qua thiết bị hoàn nguyên dung dịch đồng vào thiết bị tái sinh lưu lại ở đó 40 ÷ 50 phút để nhả các khí ra và để hoàn nguyên triệt để hơn đảm bảo dung dịch ra CO < 15 mg/lít.

- Khí tái sinh: Khí tái sinh từ đỉnh tháp hồi lưu ra gồm CO, CO2, NH3 được đưa qua tháp hấp thụ bằng nước để tiến hành rửa NH3, khí tái sinh ra tháp rửa có thành phần NH3 < 0,04 %; CO2 = 2,5 %; CO = 85% lại đưa về đoạn I máy nén để tận dụng, lượng khí tái sinh thường khoảng 120 m3/tấn NH3. Nước NH3 ra tháp rửa có nồng độ 0,5 - 1% thải xuống rãnh.

- Nước NH3: Nước NH3 từ công đoạn hấp thụ thu hồi NH3 đến với nồng độ 6 - 8% đi vào thùng chứa NH3, sau nước NH3 bơm piston kiểu nằm bơm lên tháp kiềm , nước NH3 từ trên xuống qua van giảm áp vào thùng chứa và tuần hoàn sử dụng. Khi hàm lượng NH3 tự do < 6% thì đưa về công đoạn thu hồi NH3. Trong thao tác thực tế thường vi lượng CO, CO2 ra khỏi tháp rửa bằng Amoniac > 15 ppm thì thay dung dịch nước NH3 mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ sản xuất khí amoniac và urea (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w