thực tiễn hiện nay
Rút kinh nghiệm trong hơn 20 năm đổi mới thì thấy rõ một vấn đề đáng chú ý: đó là nhiều quan điểm trong đường lối rất đúng nhưng tổ chức thực hiện rất hạn chế. Nói và làm đi đôi đang là nhu cầu bức thiết của đảng. Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới hiện nay.
1. Đổi mới hệ thống chính trị ngang tầm đòi hỏi của thực tiễn
Trước đây Đảng đã xác định hệ thống này gồm ba bộ phận: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Sự xác định này có nhiều hạn chế đối với phát huy hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng.
Thứ nhất, không làm rõ mối quan hệ giữa ba bộ phận bằng thể chế, nên
không phát huy được sức mạnh của mỗi bộ phận và không tạo được sức mạnh tổng hợp của hệ thống.
Thứ hai, không cụ thể hoá về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận trong hệ thống.
Thứ ba, chưa nhận thức được phương thức vận động của hệ thống trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, đổi mới hệ thống chính trị phải nhằm khắc phục những hạn chế nói trên.
Từ Đại hội IX, Đảng đã xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân là một bước tiến nhưng lại chưa xây dựng thể chế Nhà
nước pháp quyền, do đó những hạn chế nói trên khó khắc phục được.
Thực ra, đảng lãnh đạo bằng thể chế Nhà nước pháp quyền mới biểu hiện và phát huy đầy đủ sức mạnh của hệ thống chính trị, rất phù hợp với những thay đổi trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Chỉ trong thể
chế ấy, Đảng mới thể hiện mình là đảng lãnh đạo trong chế độ dân chủ; nhân
dân mới thực hiện quyền làm chủ của mình bằng thể chế (khác hẳn cơ chế xin - cho trước đây). Nhà nước mới là công cụ của Đảng và nhân dân xây dựng nền kinh tế mới, xã hội mới, nền văn hoá mới. Chỉ có thể chế như thế mới phản ánh đúng tư tưởng Hồ Chí Minh "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền " mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Nhà nước ta gọi là
Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh.
2. Những vấn đề đặt ra khi xây dựng thể chế Nhà nước pháp quyền
Thứ nhất, thể chế hoá mối quan hệ giữa tổ chức đảng với tổ chức nhà
nước và tổ chức xã hội nhằm phát huy vai trò và hiệu quả của mỗi tổ chức trong mối quan hệ với nhau của hệ thống. Nhờ đó, đảng lãnh đạo bằng một hệ thống gồm các bộ phận không tách rời nhau, mà hỗ trợ nhau cùng phát
triển. Tổ chức đảng nằm trong hệ thống đó để phát huy vai trò và trách nhiệm của mình.
Thứ hai, nên thay đổi quan niệm và phương pháp trong hoạch định
đường lối, chính sách. Hoạch định chính sách kinh tế phải xuất phát từ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, chứ không phải chỉ căn cứ vào yêu cầu quản lý của các bộ, ngành. Hoạch định chính sách xã hội phải xuất phát từ nhu cầu an sinh xã hội có lợi cho phát triển bền vững. Hoạch định chính
sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phải xuất phát từ nhu cầu
xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại và tổ chức, quản lý có hiệu quả. Phương pháp hoạch định đường lối, chính sách nên chuyển mạnh sang
nghiên cứu dựa trên số liệu chính xác về kinh tế - xã hội và xu thế phát triển của thế giới, phân tích rõ những tác động tích cực và tiêu cực rồi mới hình
thành đường lối, chính sách.
Thứ ba, xây dựng hệ thống kiểm soát, kiểm tra có hiệu lực, đảm bảo
hiệu quả của thể chế pháp quyền, mới khắc phục được "tính tự phát tiểu tư hữu" phổ biến trong nhân dân và công chức. Đối với một nước nông nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, theo Lênin, thì đây là một cuộc đấu tranh gay go mà đảng cầm quyền phải giải quyết.
Thứ tư, rút kinh nghiệm hoạt động của nhà nước trong thời kỳ đổi mới
và tham khảo kinh nghiệm các nước, đảng lãnh đạo mạnh, có hiệu quả là: biết tổ chức các bộ phận của Nhà nước pháp quyền; xác định đúng mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp trong giai đoạn hiện nay, không trùng lặp, không dựa dẫm, chỉ căn cứ vào luật pháp để hoạt động. Trong đó, quan trọng nhất là phân định rành mạch chức năng lập pháp và hành pháp. Trên thế giới, những nhà nước mạnh nhờ bộ phận lập pháp kiểm soát bộ
độc lập những hoạt động tài chính của hành pháp, nên đã tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách nhà nước, đã giảm thiểu nhiều nạn lãng phí, tham nhũng.
3. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng
Đây là công việc trước tiên để giải quyết những vấn đề đặt ra nói trên. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, một tổ chức mạnh trước hết là cấp trưởng của tổ chức đó tài giỏi. Đó là những người được lựa chọn từ thể chế dân chủ, chứ không phải từ quan hệ thân quen, tiền bạc, cơ hội. Chỉ những thủ trưởng tài giỏi mới có sức hút và sử dụng nhân tài tạo ra chất lượng ngày càng cao của tổ chức, còn những thủ trưởng kém thì chỉ tạo ra tổ chức với những con người yếu kém tài đức rơi vào tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Để có những cấp trưởng giỏi trong hệ thống nhà nước, cần công khai những tiêu chí lựa chọn từng cấp và được Đảng cùng nhân dân kiểm soát, đánh giá theo những tiêu chí ấy khi họ đảm đương chức vụ và thay đổi kịp thời khi họ không làm tròn nhiệm vụ, khắc phục cho được tệ nạn "ô dù" trong công tác tổ chức.
Đổi mới công tác tổ chức theo hướng nói trên không chỉ do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay, mà còn do nhu cầu xây dựng đảng trong sạch vững mạnh và xây dựng nền văn hoá mới, bắt đầu từ văn hoá chính trị./.