Cơ sở lý luận thực tiễn của đổi mới phương thức của Đảng trong

Một phần của tài liệu Ôn thi môn xây dựng đảng có đáp án (Trang 42 - 47)

giai đoạn hiện nay

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, xây dựng Đảng và Nhà nước pháp quyền trong những năm qua, cũng như những đòi hỏi trước mắt của tình hình trong nước và thế giới. Cơ sở lý luận - thực tiễn của đổi mới phương thức lãnh đạo gồm những nội dung sau:

1) Phương thức lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thời bình, phát triển kinh tế là nhiệm vụ chủ yếu của đảng, là nhân tố chủ yếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của Đảng. Ở các nước trên thế giới, thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế còn là nhân tố duy trì hay chấm dứt vai trò của một chính đảng.

Nhưng làm thế nào để đảng lãnh đạo thành công trên lĩnh vực phát triển kinh tế?

Quan sát sự thành công hay thất bại của các đảng trên thế giới có thể rút ra nội dung: Đảng có nắm được quy luật vận động của kinh tế thị trường

hay không mới có định hướng và phương thức lãnh đạo đúng trong phát triển

kinh tế. Điều này càng đúng với Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực ra, nội dung này đã được Lê-nin đề cập trong nguyên lý: "Chính trị là biểu hiện tập

trung của kinh tế. Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế". Như vậy, phương thức lãnh đạo trong phát triển kinh tế phải bắt đầu

từ khoa học kinh tế. Nghiên cứu quy luật về kinh tế thị trường phải là khâu

trung tâm trong công tác lý luận của Đảng. Trên cơ sở chất lượng cao của

nghiên cứu kinh tế mới làm sáng tỏ yêu cầu về chính trị.

Chính từ nhu cầu lãnh đạo thành công xây dựng kinh tế mà đảng phải xây dựng nền tảng triết học biện chứng và lý luận kinh tế chính trị chất

lượng cao. Nhờ đó mà nhận thức và phát hiện ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ những đặc điểm dân tộc và thời đại hiện nay. Đây còn là yêu

cầu đối với đào tạo cán bộ cao để đáp ứng yêu cầu cả kinh tế và chính trị. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo kinh tế được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ trọng tâm, khi chúng ta nhìn thẳng vào thực

trạng kinh tế, xã hội, môi trường, nhìn thẳng vào những sai lầm, yếu kém trong những lĩnh vực chủ yếu như quy hoạch, xây dựng, đô thị hoá, hợp tác đầu tư nước ngoài; những vấn đề tồn tại trong khu vực kinh tế nhà nước về cổ phần hoá, ….

Đảng đã đề ra quan điểm: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã

hội và bảo vệ môi trường" rất đúng đắn nhưng lại chưa thực hiện. Hiện nay

quan điểm này đang là vấn đề quan trọng đặt trên bàn nghị sự của các cấp lãnh đạo. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu ra bài học kinh nghiệm” Phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững”, " Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Quan điểm ấy đã thể hiện đúng yêu cầu của định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường nước ta. Đây là những nội dung quan trọng làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo được quyết định bởi thực hiện tốt những nội dung ấy trong thời kỳ tới, trong đó khâu trung tâm là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và thực hiện chính sách kết hợp các lợi ích hài hoà, công bằng trong tổ chức và quản lý nhà nước.

2. Phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực hiện tiến bộ xã hội và

bảo vệ môi trường

Trong mô hình phát triển phát triển bền vững, đòi hỏi thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường ngay trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Đòi hỏi phải gắn liền với sự phát triển của kinh tế tri thức và được thực hiện bằng thể chế kinh tế mới. Đây là thách thức của tất cả các đảng cầm quyền. Nó là một thể chế kinh tế có khả năng thực hiện phát triển bền vững hiện đang là cuộc đấu tranh khá nóng ở phạm vi toàn cầu.

Nước ta từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành mục tiêu kinh tế và chính trị ngày càng cụ thể và trực tiếp của định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm đúng đắn của Đảng về "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường" đã chỉ ra phương thức của Đảng thể hiện ở mắt xích quyết định là "đi đôi" trong giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội và môi trường. Nó đòi hỏi đổi mới tư duy kinh tế chính trị và phương pháp của đảng xây dựng và thực hiện trong đường lối, chính sách, trong đào tạo và bố trí cán bộ, trong đánh giá hiệu quả của mỗi tổ chức và mỗi cá nhân người lãnh đạo.

Trước xu thế phát triển bền vững của thời đại hiện nay, Việt Nam có những ưu thế cơ bản và nhược điểm lớn mà đảng phải quan tâm khi thực hiện xu thế ấy.

Ưu điểm cơ bản của nhân dân ta là tinh thần yêu nước thương nòi sâu

sắc, là một tài sản quý báu mà các thời kỳ hưng thịnh của đất nước đều dựa

trên phát động và phát huy cao độ tài sản ấy. Tinh thần yêu nước của người Việt Nam thường đi đôi với tinh thần hiếu học và sáng tạo trong đời sống. Vì vậy, tinh thần yêu nước là một động lực to lớn rất phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Khi đảng phát động được lòng yêu nước ấy bằng thể

chế (chứ không dừng lại ở hình thức phong trào thi đua) thì khó khăn nào

cũng vượt qua, mục tiêu nào hợp lòng dân cũng đạt được.

Nhược điểm lớn của người Việt Nam là tâm lý tiểu nông mang tính tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát. Nhược điểm này bộc lộ phổ biến khi chuyển sang kinh tế thị trường ra

sức chạy theo lợi ích cá nhân không chính đáng.

Đối với Đảng Cộng sản cầm quyền, Lê-nin chỉ rõ: "Tính tự phát tiểu tư

tiết, kiểm kê, kiểm soát nào của nhà nước, nó cản trở xây dựng Nhà nước pháp quyền thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngoài phát huy ưu điểm cơ bản và khắc phục nhược điểm nói trên, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn phải thể hiện ở sự phát triển các tổ

chức xã hội và sự phát triển cá nhân của mỗi người theo hướng nhân văn

như những trụ cột của nền dân chủ mới.

Trong lịch sử kinh tế thị trường, sự phát triển xã hội và cá nhân hình thành rõ nhất khi đến giai đoạn công ty cổ phần, tạo ra cơ sở kinh tế của sự phát triển cá nhân (người lao động trong doanh nghiệp và người dân trở thành cổ đông nên có sở hữu cá nhân) và cơ sở kinh tế của sự phát triển xã hội (sở hữu xã hội hình thành từ sự phát triển công ty cổ phần).

3. Phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nền văn hoá mới Trong thực tế cuộc sống, văn hoá phát sinh và phát triển đồng thời với quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy, hình thái kinh tế - xã hội nào cũng có nền văn hoá tương ứng. Hình thái kinh tế - xã hội công nghiệp tư bản chủ nghĩa thì có nền văn minh công nghiệp. Hiện nay, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức (dù còn vận động trong quỹ đạo chủ nghĩa tư bản) chắc chắn sẽ hình thành nền văn minh hậu công nghiệp. Vì vậy, sự phát triển kinh tế tri thức đang mâu thuẫn với xã hội tiêu thụ và lối sống cá nhân chủ nghĩa trong các nước tư bản chủ nghĩa.

Hiện nay, xu thế "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường" tức là phát triển bền vững dựa trên kinh tế tri thức sẽ trực

tiếp điều chỉnh định hướng phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và

quan hệ mới giữa người với người và mối quan hệ mới giữa con người với tự nhiên. Đó là quá trình hình thành và tác động của nền văn hoá mới -

nền văn hoá của tương lai. Quá trình hình thành và phát triển hài hoà hai mối quan hệ nói trên thì khuôn mặt chủ nghĩa xã hội hiện thực sẽ bộc lộ dần trong đời sống cộng đồng và mỗi cá nhân, dưới sự dẫn đường của Đảng Cộng sản Việt nam.

Nhìn chung, phát triển bền vững kinh tế thị trường dựa trên kinh tế tri

thức là nội dung cơ bản của đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, thực

trạng hiện nay của nước ta, cả về thành tựu và hạn chế, đổi mới phương thức lãnh đạo phải bắt đầu từ đổi mới tư duy và phương pháp, trong bước chuyển đổi từ mô hình công nghiệp hoá hiện nay sang mô hình phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn xây dựng đảng có đáp án (Trang 42 - 47)