Do đặc điểm sản xuất của công ty là trong tháng số lần nhập, xuất nguyên vật liệu diễn ra thương xuyên. Hơn nữa, giá trị thực tế của vật liệu mua vào luôn biến động. Như đã nói ở phần thực tế, lượng vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu là mua từ bên ngoài và từ nhiều nguồn khác nhau, do đó giá cả ở mỗi nguồn mua cũng sẽ khác nhau, và mỗi lần mua giá cả của từng loại vật liệu ở cùng một nơi cũng có sự khác biệt bởi nền kinh tế thị trường hàng hoá rất phong phú và đa dạng.
Với chủng loại và số lượng vật liệu sử dụng cho sản xuất của công ty là rất nhiều, để cho việc ghi sổ và cung cấp thông tin kế toán quản trị về chi phí giá thành được kịp thời, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép vào cuối tháng, thì công ty nên sử dụng phương pháp giá hạch toán để tính giá xuất kho vật liệu. Theo phương pháp này, giá hạch toán có thể là giá do công ty đặt
Cuối tháng, trên cơ sở các sổ sách như: Sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập vật liệu, kế toán xác định hệ số giá của vật liệu và tính số chênh lệch giá trị vật liệu xuất kho giữa gía thực tế và giá hạch toán. Hệ số giá có thể được tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của công ty.
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá =
Giá hạch toán vật liệu tồn đẩu kỳ và nhập trong kỳ
Sau khi đã tính ra được chênh lệch gía trị vật liệu xuất kho, kế toán ghi bút toán điều chỉnh giá trị vật liệu từ giá hạch toán sang giá thực tế theo số chênh lệch được tính
Đối với vật liệu tồn kho cuối tháng,kế toán sẽ tính theo cách sau: Giá trị vật liệu = Giá trị vật liệu + Giá trị vật liệu - Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ
3.2.4. Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho .
Theo quy luật của nền kinh tế thị trường, hàng hoá nói chung và vật liệu nói riêng được mua bán với sự đa dạng và phong phú tuỳ theo nhu câù sử dụng. Giá cả của chúng cũng thường xuyên không ổn định. Có thể tháng này giá vật liệu cao hơn tháng trước và ngược lại, do đó đã làm ảnh hưởng đến việc xác định chính xác giá thực tế vật liệu mua vào, lại càng khó trong việc hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là thực sự có ý nghĩa đối với công ty, nhất là khi giá cả không ổn định, tỷ giá hối đoái thất thường mà chủng loại vật liệu mua vào ngày càng nhiều do yêu cầu mở rộng sản xuất. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ giúp công ty bình ổn giá trị vật liệu cũng như hàng hoá trong kho, tránh được cú sốc của giá cả thị trường. Bên cạnh đó, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
nhiều khi còn đóng vai trò là những bằng chứng quan trọng của công tác kiểm toán và kiểm tra kế toán toàn công ty.
Dự phòng giảm giá còn có tác dụng làm giảm lãi niên độ kế toán, nên doanh nghiệp tích luỹ được một nguồn tài chính mà lẽ ra nó đã được phân chia. Nguồn tài chính này tạm thời nằm trong tài sản lưu động và khi cần sử dụng để bù đắp cho các khoản thiệt hại thực tế do vật tư, sản phẩm hàng hoá tồn kho bị giảm giá phát sinh. Một điểm lợi nữa đó là lập dự phòng giảm được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Giang Hà Anh được làm quen với thực tế hạch toán nguyên vật liệu cùng với phần lý thuyết được nghiên cứu em đã học hỏi rất nhiều điều bổ ích để củng cố thêm những kiến thức về lý luận mà em đã được học ở trường. Đồng thời đợt thực tập này cũng giúp em nắm bắt được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu đối với việc quản lý vật liệu và quản lý của công ty thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những điểm còn tồn tại để khắc phục nhằm góp phần nhỏ bé hoàn thiện hơn công tác kế toán vật liệu ở Công ty TNHH Giang Hà Anh. Chuyên đề đã đề xuất những định hướng cơ bản cũng như một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán vật liệu nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung .
Do trình độ lý luận và thời gian thực tập còn hạn chế, chuyên đề mới chỉ đưa ra được ý kiến bắt đầu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của cô gíáo hướng dẫn, các thầy cô giáo và bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn về mặt lý luận cũng như thực tiến .
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Mỹ cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH Giang Hà Anh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính 2008: Hệ thống kế toán Việt Nam - Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. NXB: Lao động.
2. PGS.TS Đặng Thị Loan. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp. NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn. 4. PGS.TS Nguyễn Văn Công. 201 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp.
5. Sổ sách, số liệu của phòng kế toán tài chính và tài liệu của Công ty TNHH Giang Hà Anh năm 2009.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT...3
LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH...3
1.1ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH...3
1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Giang Hà Anh...3
1.1.2. Phân loại về nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Giang Hà Anh...3
1.1.3. Phân nhóm về nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Giang Hà Anh...5
1.2. Đánh giá nguyên vật liệu của Công ty TNHH Giang Hà Anh...5
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty TNHH Giang Hà Anh...8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH...10
2.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH 10 2.1.1. Thủ tục nhập - xuất kho nguyên vật liệu...11
2.1.1.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu...11
2.1.1.2. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu...15
2.1.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Giang Hà Anh...17
2.1.2.1. Tại kho...17
2.1.2.2. Tại phòng kế toán...20
2.2. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH 25 2.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng...25
2.2.2. Kế toán tổng hợp các trường hợp nhập kho nguyên vật liệu...25
2.2.3. Kế toán tổng hợp các trường hợp xuất kho nguyên vật liệu...33
2.2.4. Kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ...40
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH...46
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH...46
3.1.1. Ưu điểm...46
3.1.2. Nhược điểm...47
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYỀN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HÀ ANH...49
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu...49
3.2.2. Về sổ kế toán chi tiết...51
3.2.4. Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ...57 KẾT LUẬN...59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...60
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Biểu số 1.1: DANH MỤC VẬT TƯ HÀNG HÓA...5
Biểu số 2.1: HÓA ĐƠN GTGT...13
Biểu số 2.2: BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ HÀNG HÓA... 14
Biểu số 2.3: PHIẾU NHẬP KHO...15
Biểu số2.4: PHIẾU XUẤT KHO...17
Biểu số 2.5: THẺ KHO...19
Biểu số 2.6: SỔ CHI TIẾT VẬT LIÊU...21
Biểu số 2.7: SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO TÀI KHOẢN...22
Biểu số 2.8: SỔ TỔNG HỢP NHẬP–XUẤT–TỒN VẬT TƯ HÀNG HÓA.24 Biểu số 2.9: SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN...27
Biểu số 2.10: SỔ TỔNG HỢP THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN...29
Biểu số 2.11: TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG...36
Biểu số 2.12: TRÍCH SỔ CÁI TÀI KHOẢN...37
Biểu số 2.13: TRÍCH SỔ CHI TIẾT CPNVLTT...38
Biểu số 2.14: TRÍCH SỔ CÁI TÀI KHOẢN...39
Biểu số 2.15: BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ...45
Biểu số 3.1: SỔ DANH ĐIỂM NVL...51
Biểu số 3.2: SỔ SỐ DƯ...54
Biểu số 3.3: PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP...55
Biểu số 3.4:PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ XUẤT...55
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán NVL nhập kho...32
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp NVL nhập kho...32
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự kế toán tổng hợp NVL xuất kho...40
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp NVL xuất kho...40
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự kế toán tổng hợp kiểm kê NVL...43
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp kiểm kê NVL...44