Giải pháp từ Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng về hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam (Trang 38 - 42)

3.2.1.1. Các chính sách hỗ trợ

− Môi trường chính sách cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng minh bạch, hiệu quả, các thay đổi chính sách nhằm thực thi cam kết theo các hiệp định FTA cần được thông báo rộng rãi về lộ trình và thời gian thực hiện.

− Nhà nước cần cải thiện năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia và cấp doanh nghiệp, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, thủ tục hải quan để để thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Thế giới hiện đang hình thành chuỗi cung ứng, từ người trồng bông, dệt xơ sợi, dệt vải, in, nhuộm đến khâu thiết kế, may mặc... toàn cầu hóa có những cái vẫn phải nhập khẩu nếu nhập khẩu hiệu quả hơn. Tuy nhiên về lâu về dài muốn phát triển ngành hiệu quả, bền vững thì vẫn cần phải chủ động khâu nguyên liệu, trong đó quan tâm thật tốt tới ngành dệt, những vướng mắc về cơ chế, chính sách cần phải tập trung tháo gỡ.

Nhà nước cần có chính sách tốt, tạo môi trường đầu tư minh bạch để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cần có cơ chế thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Trên cơ sở đó có bước đi đột phá, vừa gỡ cho ngành sợi có sự phát triển tốt, vừa tạo thị trường vải cho các doanh nghiệp dệt may.

− Tiếp tục thúc đẩy đàm phán TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) và FTA (Hiệp định thương mại tự do) với EU và nhiều đối tác chiến lược khác, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề dệt may. Việc tham gia TPP sẽ giúp hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào nội khối có thuế từ 17% xuống còn 0%, thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Tham gia TPP cũng là cách duy nhất để Việt Nam có quan hệ FTA với Hoa Kỳ và một số nước với thị trường tiềm năng. Nước ta sẽ có cơ hội đàm phán để các nước mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam trong đó có hàng gia công dệt may. Việc ta có quan hệ FTA với Hoa Kỳ và các nước khác trong TPP chắc chắn sẽ thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam.

− Xây dựng cơ chế tạo điều kiện và hỗ trợ cho Hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) nên tham gia tích cực, chủ động hơn trong việc tư vấn, phối hợp chặt chẽ với chính phủ trong quá trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do trên.

− Chính phủ cần tăng cường đối thoại song phương cũng như đa phương, trao đổi và tìm hiểu lẫn nhau giữa các Chính phủ, các tổ chức công nghiệp, các doanh nghiệp trong hợp tác và tìm hiểu độ an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp đối với mục đích phát triển chung.

− Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay cả nước chỉ còn vài tỉnh thành xây dựng nhà máy in, nhuộm hoàn tất với điều kiện có hệ thống xử lý nước thải tốt. Đây là bài toán quá khó đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất cao như hiện nay không có doanh nghiệp nào đủ sức để đầu tư cả khâu dệt và khâu xử lý nước thải. Trong khi, hiện nay môi trường xanh sạch là xu hướng chung

của cả thế giới, ngay cả những nước nghèo chưa phát triển họ cũng đã nghĩ tới việc bảo vệ môi trường, dù rằng khó khăn đến mấy cũng phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải ở các nhà máy, khu công nghiệp... Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Chúng ta có thể sử dụng một phần vốn ODA để đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vay ưu đãi xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, với thời hạn khấu hao dài, chi phí xử lý thấp thì mới hấp dẫn để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong hơn 3.700 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, số doanh nghiệp may chiếm đến 70%, dệt được 17%, kéo sợi 6%, nhuộm 4%, phụ trợ 3%. Nhiều doanh nghiệp dệt, nhuộm tại TPHCM muốn tìm nơi mới để dịch chuyển sản xuất, nhưng các địa phương đều né tránh vì sợ ô nhiễm. Các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng đầu tư vào dệt nhuộm nếu nhà nước hỗ trợ khâu xử lý nước thải, vì một mình doanh nghiệp tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải sẽ tốn chi phí lớn…

− Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa các thủ tục; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế…

− Tăng cường công tác phổ biến pháp luật thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu.

3.2.1.2. Xây dựng cụm ngành công nghiệp dệt may.

Để khắc phục những yếu điểm hiện tại của ngành dệt may Việt Nam việc xây dựng cụm ngành dệt may hoàn chỉnh là hết sức cần thiết và vai trò của chính phủ là hết sức quan trọng. Sự hình thành và phát triển cụm ngành dệt may ở Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp thông qua tăng khả năng tiếp cận dịch vụ và nguồn nguyên liệu; tăng tốc độ và giảm chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp; tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy nâng cao chất lượng. Ngoài ra, cụm ngành sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thông tin dễ dàng, từ đó thúc đẩy thương mại và quá trình đổi mới trong các doanh nghiệp.

Tóm lại, cụm ngành sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam không

chỉ tăng khả năng cạnh tranh mà còn tăng cường hợp tác và tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển toàn ngành.

Để làm được điều này, Chính phủ cần phối hợp cùng Hiệp Hội Dệt May, Tập đoàn

của cụm công nghiệp như: tăng cạnh tranh, tăng hợp tác và tạo tác động lan tỏa của các doanh nghiệp trong cụm ngành. Cụm ngành dệt may không chỉ bao gồm các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và may mặc mà còn bao gồm các doanh nghiệp thuộc ngành hạ nguồn như các kênh phân phối, bán lẻ đến người tiêu dùng; các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, nhà cung cấp hạ tầng chuyên dụng, các tổ chức đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật như các trường đại học, cơ quan nghiên cứu chính sách, trường dạy nghề. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cụm ngành dệt may.

Xây dựng cụm ngành dệt may ở Việt Nam liên quan đến chính sách công nghiệp, do đó vai trò của chính phủ là hết sức quan trọng. Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của cụm ngành dệt may Việt Nam, chính phủ cần thể hiện vai trò trong ba vấn đề sau:

Thứ nhất, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác

và tạo tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp. Về cơ bản ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử lâu dài, qui mô thị trường tương đối lớn và các thiết chế thị trường đã được hình thành một cách cơ bản.

Thứ hai, đảm bảo sự tiếp cận của doanh nghiệp đến nguồn lực và nhân tố sản xuất:

mục đích của biện pháp này là nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực sản xuất dễ dàng với chi phí thấp nhất, qua đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, thu hút đầu tư vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu, đặc biệt là khâu dệt,

nhuộm và hoàn tất. Rõ ràng, khâu sản xuất nguyên phụ liệu là khâu quan trọng và có giá trị gia tăng cao nhưng đang là khâu yếu kém nhất của ngành dệt may Việt Nam. Do đó, để thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, chính phủ phải có chính sách thu hút đầu tư (trong và ngoài nước) vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu để khắc phục tình trạng yếu kém ở khâu này. Hiện nay, vướng mắt lớn nhất trong việc thu hút đầu tư vào khâu dệt nhuộm hiện nay là vấn đề xử lý nước thải. Do vậy, để giải quyết vấn đề này, tác giả đề xuất chính phủ nên quy hoạch, xây dựng cụm nhà máy dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải tốt nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực sản xuất ở khâu này.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thiết phải chuyển dịch phương thức xuất khẩu từ phương thức gia công đơn giản sang hình thức FOB (chủ động nguồn nguyên liệu, phát triển sản phẩm dựa trên mẫu của khách hàng, và sản xuất) và ODM (chủ động đầu vào, thiết kế, sản xuất) và OBM (tự thiết kế, sản xuất, phân phối với thương hiệu riêng) để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trong bối cảnh áp lực canh tranh từ các nước ngày càng cao. Vai trò của Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất theo hướng FOB, ODM và OBM có thể được thể hiện trong các khía cạnh sau:

Thứ nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tín dụng ưu

đãi với lãi suất hợp lý.

Thứ hai, hỗ trợ và phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực

trong ngành dệt may để nâng cao khả năng của đội ngũ kỹ thuật và quản lý.

Thứ ba, hỗ trợ phát triển các khâu thượng nguồn trong chuỗi giá trị để các doanh

nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất qua chính sách phát triển tốt cụm ngành dệt may.

Một phần của tài liệu Thực trạng về hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam (Trang 38 - 42)

w