KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tiểu luận sự lựa chọn tỷ giá hối đoái thả nổi, kiểm soát vốn và chuẩn tiền tệ tại những quốc gia châu á một góc nhìn từ “bộ ba bất khả thi (Trang 35 - 37)

Còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng từ những mẫu thời gian ngắn và số quốc gia giới hạn đã sử dụng. Tuy nhiên, có thể tạm khẳng định rằng không có một chế độ tỷ giá nào vượt trội hơn những chế độ khác và thực tế cho thấy có nhiều điểm đáng chú ý:

(1) Mức giá trong nước hầu như không đổi trong khoảng thời gian của cú sốc và trong suốt giai đoạn điều chỉnh đầu tiên của TGHĐ danh nghĩa. Điều này làm nổi bật lên

Nhóm 5 – NH Đêm 3 Trang 35 khía cạnh triển vọng của mô hình biến động đột ngột TGHĐ với sự thay đổi chậm của giá.

(2) Chỉ một số ít các quốc gia thích ứng được với chế độ thả nổi tỷ giá sau cú sốc đầu tiên, (Hàn Quốc và Thái Lan) và số còn lại thì không (Inđônêxia, Mexico và Brazil). (3) Do những khó khăn khác nhau trong quá trình hồi phục, không thể nói rằng chế độ

thả nổi của IMF với sự linh hoạt của dòng vốn là tốt hơn so với những quốc gia thực hiện kiểm soát vốn. Tất nhiên, vẫn còn câu hỏi làm thế nào để đánh giá được sự mất mát thật sự từ việc phân phối lại tức thời phát sinh từ việc kiểm soát vốn, tức là những khó khăn của việc thay đổi tức thời trong tiêu dùng của công chúng. Tuy nhiên, hiện nay những ảnh hưởng của việc kiểm soát này dường như chỉ trong ngắn hạn.

(4) Hệ thống chuẩn tiền tệ có những khó khăn riêng của nó như vấn đề về duy trì lòng tin. Tác động của việc thắt chặt tiền tệ như là kết quả của các cuộc tấn công đầu cơ. Điều này trái ngược với trường hợp ở Hồng Kông, vấn đề liên quan đến lòng tin gần như không tồn tại và một sự thắt chặt đột ngột của chính sách tiền tệ đã siết chặt thị trường tiền tệ, đẩy lãi suất ngắn hạn lên đến ba con số, và tạo ra sự thu hẹp đáng kể hoạt động kinh tế.

(5) Chi phí điều chỉnh trong chế độ tỷ giá thả nổi cho thấy kết quả ngay lập tức vả khả quan (Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Argentina và Chilê) và một số nước thì ngược lại như Mỹ Latinh, Brazil và Mexico, được lý giải là do sự hồi phục chậm chạp của sản lượng thực tế.

Tóm lại rất khó để xếp hạng ba chế độ nêu trên. TGHĐ linh hoạt cùng với kiểm soát vốn có vẻ như ổn, nhưng chi phí cho việc ngăn chặn dòng chu chuyển vốn có thể đáng kể. Hệ thống chuẩn tiền tệ dường như đã làm việc tốt, nhưng sự trì trệ gần đây của mộ số nước đã gây nghi ngờ về hiệu quả của nó. Cuối cùng, dưới chế độ tỷ giá thả nổi, nền kinh tế dường như phải chịu một sự giảm sút tồi tệ, nhưng xét về khía cạnh sản xuất đang phục hồi mạnh mẽ. Có thể nói rằng bài thuốc đắng của IMF cuối cùng cũng đã phát huy tác dụng đối

Nhóm 5 – NH Đêm 3 Trang 36 với các quốc gia được hỗ trợ. Các phương pháp của IMF có thể được chứng minh là đúng: sự phục hồi nhanh chóng gần đây của các nước nhận tài trợ như Thái Lan và Hàn Quốc. Đồng thời dường như IMF đã sai lầm khi chỉ trích Malaysia áp đặt kiểm soát vốn, ít nhất là theo số liệu thống kê trên.

Một phần của tài liệu tiểu luận sự lựa chọn tỷ giá hối đoái thả nổi, kiểm soát vốn và chuẩn tiền tệ tại những quốc gia châu á một góc nhìn từ “bộ ba bất khả thi (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)