Viên và giáo dục con cái

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn đồng vang xã kim long huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc, (Trang 35 - 48)

II.NỘI DUNG CHÍNH

viên và giáo dục con cái

muốn nói là vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Với những người cha người mẹ sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đó là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha, làm mẹ. Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo thường xuyên của cha mẹ. Nhưng ở các hoạt động đó trong gia đình thì ai là người thường xuyên thực hiện – người cha hay người mẹ? Khi được hỏi về vấn đề này chúng tôi đã thu được những ý kiến sau:

“Tất nhiên công việc cho con ăn uống, tắm rửa, chăm sóc nó lúc ốm đau là do cô phụ trách rồi. Bây giờ con cô lớn rồi thì chúng có thể tự ăn uống và vệ sinh cá nhân cho bản thân. Còn việc học hành của con thì cả hai vợ chồng cũng rất quan tâm. Cô chú cũng muốn cho con sau này làm cán bộ công nhân viên chức, vào Nhà nước chứ làm vừa làm nông, vừa buôn bán ngoài chợ như cô chú vừa vất vả lại không ổn định, thu nhập bấp bênh. Họp phụ huynh thì ngày xưa chồng cô hay đi cho đứa lớn, cô hay đi cho đứa nhỏ còn bây giờ đứa nhỏ ông cũng đi thay cô rồi. Cứ cái gì liên quan đến con cái là hai vợ chồng đều cùng tham gia bàn bạc. Bây giờ con gái lớn thì học đại học ở Hà Nội rồi, cô chú bớt đi một phần phải lo, giờ chỉ lo cho đứa út.”

(PVSl: Nữ - 50 tuổi – Buôn bán, làm nông) “Về chăm sóc con cái thì vợ chú dành nhiều thời gian hơn chú rồi. Vì mẹ bao giờ cũng gần gũi với con hơn mà. Nhà chú có một trai, một gái cả hai đứa đều rất quấn mẹ. Chắc tại chú đi xuất khẩu lao động một thời gian dài sau mới về nhà mở xưởng mộc nên hai đứa nó vẫn chưa quen. Chú thường xuyên có nhắc nhớ mấy đứa học hành, đưa đón nó đi học khi

trời mưa to, lâu lâu thì chú cho tiền mua quần áo, sách truyện, đĩa nhạc… Còn lại từ nấu ăn, nắm bắt sở thích, trò chuyện với con thì vợ tôi hay làm”

(PVS: Nam – 40 tuổi – Làm mộc)

Nhìn chung qua các phỏng vấn sâu có thể thấy ở các gia đình khảo sát, người vợ và người chồng đã cùng nhau chia sẻ công việc chăm sóc và giáo dục con cái. Cả nam giới và nữ giới đều coi việc chăm sóc và dạy dỗ con cái là công việc quan trọng thiết yếu trong gia đình, hầu như cả nam giới và nữ giới đều trả lời rất quan tâm và quan tâm tới việc dạy dỗ con. Điều này thể hiện mối quan tâm chung hay sự tương đồng trong công việc thực hiện vai trò giữa người vợ và người chồng trong những hoạt động này. Như vậy đã có sự thay đổi trong quan niệm về phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái, đã không có sự phân biệt rạch ròi trách nhiệm của vợ hay của chồng.

Ngoài chăm sóc và giáo dục con cái, thì trong nền tảng gia đình còn phải được tạo dừng từ các quan hệ cha mẹ - con cái – ông bà. Các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Khi được hỏi trong nhà có người ốm thì ai là người thường xuyên chăm sóc các thành viên khác? Câu trả lời chúng tôi nhận khá bất ngờ là cả 100% người trả lời là người vợ sẽ làm tốt hơn người chồng; người chồng và các con sẽ phụ giúp nếu được yêu cầu.

“Ở nhà có người ốm thì chị nhà làm hết các công việc em à. Chị nhà là dâu trưởng dù hai vợ chồng mới cưới được 5 năm nhưng chị nhà sọi trong việc chăm sóc con cái lắm. Như hôm rồi cu Bin (con của hai người) bị viêm phổi một tay chị làm hết. Từ cho con con ăn, tắm rửa, giặt giũ, hát ru, thức đêm trông con, hỏi han bác sĩ. Lúc nào con ngủ được tí buổi ngày thì chị nhà mới đi ngủ để anh trông thay… Không phải đâu, chị nhà không cho anh làm. Chị sợ anh ngủ quên không nhận thấy sự thay đổi của

con, sợ anh cho con ăn thì bị nghẹn, hóc. Hôm ấy chị nhờ anh về nhà giặt đồ cho con, sau mang lên chị bảo bẩn, chưa sạch thế là chị nhà lại ra mua xà phòng giặt lại đồ trong nhà vệ sinh bệnh viện. Còn trụng qua nước sôi rồi mới đưa cho anh về nhà phơi khô”

(PVS: Nam – 29 tuổi – Kinh doanh) “Lúc ốm đau thì một tay cô chăm hết cả cháu ơi. Ông chồng của cô cũng biết đường giúp đỡ, nhưng ổng vống. Thà nhờ ổng nấu ăn hay đi chợ chứ nhờ ổng chăm sóc ai có khi lại rước thêm bệnh vào người.”

(PVS: Nữ - 42 tuổi – Nhân viên bưu điện) “Cô nhà chăm sóc hết đấy cháu. Mẹ chăm con thì nhất rồi. Vợ chăm chồng thì không ai bằng. Ông bà hai bên mà có ốm đau gì thì cũng cô thu xếp đưa về nhà chăm sóc. Cô thì tính nói năng bỗ bã, nhưng lo thì chu toàn sạch sẽ, chả ai chê được cái gì. Mẹ chú khó tính thế mà cô cũng chiều được”

(PVS: Nam – 40 tuổi – Làm mộc)

Qua đây có thể thấy người vợ đóng vai trò rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người bệnh, người già trong gia đình. Một phần điều đó có lẽ giống như với công việc nội trợ đó là xuất phát từ đặc điểm giới. Trong khi giới nam luôn mạnh mẽ, thiếu sự mềm mại ân cần thì giới nữ lại biết cách vỗ về, chăm sóc. Không những thế đặc tính của người phụ nữ đấy là sự chăm lo, luôn biết cách làm vui long người khác bằng sự nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, chu đáo. Có lẽ vậy người phụ nữ cũng nhận biết được điều đó nên luôn ôm đồm trách nhiệm chăm sóc vào bản thân mình.

Như vậy sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái vẫn giống như các công việc nội trợ. Nói cách khác, tỷ lệ nam giới đảm nhận chính vai trò này là rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu so với công việc nội trợ như đi chợ, nấu

nướng… tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính và vai trò này một mình đã giảm đi đáng kể.

2.1.3 Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các công việc lao động sản xuất.

Như chúng ta đều biết, khi con người có vị trí bình đẳng thì con người mới phát huy được hết những tiềm năng ẩn kín để cống hiến cho sự phát triển xã hội, và cho sự giàu mạnh cũng như hạnh phúc của gia đình. Nói đến bình đẳng không thể không nói đến người phụ nữ. Thật vậy, người phụ nữ trong nửa thế kỷ qua đã xả thân vì nước, vì gia đình thì cũng chính là họ xả thân để vươn tới vị trí bình đẳng của giới họ trong gia đình và xã hội. Phụ nữ cũng có thể làm được các công việc tạo ra thu nhập, đảm bảo cho kinh tế gia đình trong cả hai lĩnh vực sản xuất và lao động gia đình.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nghề nghiệp hiện nay của các hộ gia đình (Đơn vị: %)

Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy địa bàn điều tra nghiên cứu huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn là một huyện có ngành kinh tế chính vẫn là nông nghiệp. Hai ngành nghề chiếm tỷ lệ nhiều nhất là trồng trọt (chiếm 24%) và chăn nuôi gia súc, gia cầm (chiếm 22,8%). Tiếp đến là các ngành nghề khác như dịch vụ buôn bán (chiếm 19,7%), công nhân viên chức (chiếm 8,7%), làm thuê (chiếm 8,3%). Các ngành nghề còn lại chiếm số lượng ít. Mặc dù địa thế có nhiều rừng núi và sông hồ nhưng các ngành nghề về thủy sản và lâm nghiệp chiếm số lượng ít nhất lần lượt là 0,4% và 0,5%

Bảng 2.2.1: Diện tích đất trồng trọt trung bình của các hộ gia đình (đơn vị: sào)

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Diện tích đất trồng Diện tích trồng lúa Diện tích trồng hoa màu Diện tích vườn tạp Diện tích rừng trông Diện tích đất trồng trọt trung bình 3 0.97 1.1 0.22

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, chủ yếu người dân ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu sự dụng đất trồng trọt để trồng và thu hoạch lúa (2 vụ/năm). Diện tích đất trồng lúa trung bình của mỗi hộ là 3 sào, tiếp đến là diện tích vườn tạp là 1,1 sào/hộ và trồng hoa màu là 0,97 sào/hộ, thấp nhà là trồng rừng với 0,22 sào/hộ. Có thể nhận thấy công việc chính của các hộ gia đình phụ thuộc vào các sào lúa, công việc trồng trọt chiếm 24% trong tổng số công việc gia đình mà các hộ gia đình được hỏi.

Bảng 2.2.2: Số gia súc trung bình của các hộ gia đình (đơn vị: số con)

Loại gia súc Số trâu Số bò Số dê Số ngựa Số lợn Số gà Loại khác Số gia súc trung bình trong mỗi hộ 0.23 0.45 0.04 0.03 3.2 123.7 13.5 Với một vùng có kinh tế chính từ nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi thì qua bảng số liệu này có thể nhận thấy trung bình mỗi hộ gia đình ở đây ở đây đều nuôi gà và lợn để làm kinh tế. Các gia súc khác không chiếm số lượng lớn và hạn chế trong các hộ gia đình

Từ biểu đồ 1, bảng 2.1.2 và bảng 2.1.3 có thể nhận thấy giữa vợ và chồng có sự phân công lao động nhiều nhất là ở công việc chăn nuôi và trồng trọt. Nhưng dù là công việc gì đi chăng nữa, dù là nam hay nữ trong gia đình thì cũng phải tham gia vào công việc lao động sản xuất. Qua bảng số liệu sau đây, có thể cho thấy số lao động nữ chiếm số lượng không nhỏ trong mỗi gia đình. Họ cũng cống hiến sức lực, tri thức để tạo ra thu nhập nhằm nâng cao vị thế của mình trong gia đình và xã hội, để xóa bỏ quan niệm truyền thống rằng phụ nữ chỉ biết làm việc nhà.

Bảng 2.2.3: Số lao động nữ trong các hộ gia đình (đơn vị: %)

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Số lao động nữ trong gia

đình 0 1 2 3 4 5 6 Số hộ gia đình 92 525 163 29 5 1 1 Tỷ lệ % 11. 3 64. 3 20. 0 3.6 0.6 0.1 0.1 Có thể nhận thấy số hộ gia đình không có lao động nữ nào trong gia đình chỉ có 92 hộ trong tổng số 816 hộ (chiếm 11,3%) và có 724 hộ có ít nhất 1 lao động nữ trong gia đình (chiếm 88,7%). Tức là có những hộ gia đình có trên 1 lao động là nữ. Người phụ nữ trong thời đại bây giờ cũng

đã đóng góp sức lức vào nền kinh tế gia đình cũng như nền kinh tế quốc dân. Họ đảm đương chủ yếu trong các công việc đồng áng, chăn nuôi cùng nam giới, nhưng cũng có những người phụ nữ đảm đương các công việc văn phòng, các công việc của ủy ban xã, huyện nhưng ngoài giờ vẫn góp sức và thu nhập vào các công việc chăn nuôi, trồng trọt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Cô ngoài thời gian làm ở bưu điện huyện,về nhà cô còn nuôi gà, trồng rau ở mành vườn trước sân nhà. Dù không tạo ra nhiều thu nhập, nhưng công việc này cũng giúp gia đình cô bớt đi một khoản chi tiêu cho chợ búa, cũng như cải thiện bữa ăn cho gia đình”

(PVS: Nữ - 40 tuổi – Nhân viên bưu điện)

Bảng 2.2.4: Người tạo thu nhập (đơn vị: %)

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Số người tham gia Tỷ lệ %

Chồng 406 49.8 Vợ 106 13.0 Chồng nhiều hơn vợ 232 28.4 Vợ nhiều hơn chồng 33 4.0 Người khác 39 4.8 Tổng 816 100.0

Nhìn vào bảng ta thấy: cả người vợ và người chồng đều tham gia tạo thu nhập cho gia đình. Cụ thể trong 816 người tham gia, thì có 206 người trả lời người chồng là người tạo thu nhập cho gia đình (chiếm 49,8%) và 106 người trả lời người vợ là người tạo thu nhập cho gia đình (chiếm 13%). Và có 232 người trả lời người chồng tạo thu nhập nhiều hơn người vợ (chiếm 28,4%) và chỉ có 33 người trả lời là vợ tạo ra thu nhập nhiều hơn chồng (chiếm 4%). Có thể người vợ tham gia tạo thu nhập cho gia đình ít hơn gấp 4 lần người chồng, nhưng những người phụ nữ đang dần dần chứng tỏ bản thân mình cũng có thể tạo ra thu nhập, xây dựng kinh tế

gia đình ổn định. Dù chỉ là số ít, nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng rằng phụ nữ đã tham gia tích cực hơn vào công việc lao động sản xuất.

Người chồng với vai trò là người trụ cột trong gia đình, luôn chứng minh khả năng đảm bảo kinh tế gia đình ổn định nên họ luôn là người tạo thu nhập. Nhưng những người vợ thay vì chỉ ở nhà làm nội trợ, chăm con như ngày xưa, họ cũng đang dần dần cùng người chồng tạo ra thu nhập cho gia đình. Khi người phụ nữ có thể cân bằng với nam giới về việc tạo ra thu nhập thì liệu người phụ nữ có còn chịu cảnh lép vế trong những ràng buộc có tính chất phụ thuộc và những bổn phận nặng nề như trước nữa không?

Sự tự thay đổi bản thân mình trong hành động cho thấy, người vợ và người chồng đã tự ý thức lại vai trò cuả mình trong thực tế để hoàn thành tốt hơn những mong đợi của xã hội. Do vậy, không hề có sự đảo lộn hay thay thế giữa các vai trò của vợ và chồng trong gia đình mà đó là sự điều chỉnh, cân đối lại vai trò để thích ứng với sự thay đổi của xã hội trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hóa ngành nghề trong xã hội, với mục đích là nhằm tạo ra ngày càng nhiều thu nhập càng tốt cho đời sống gia đình.

Bảng 2.2.5.Người đem lại thu nhập chinh cho gia đình (đơn vị: %)

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Số người tham gia Tỷ lệ %

Chồng 519 63.6

Vợ 246 30.1

Cả hai 51 5.3

Tổng 816 100.0

Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy trong 816 người được hỏi thì có 519 người nhận định rằng trong gia đình họ người chồng là người tạo ra thu nhập chính (chiếm 63,6%), có 246 người (chiếm 30,1%) trong số

người trả lời là người vợ tạo ra thu nhập chính cho gia đình, chỉ có 5,3% số người cho rằng trong gi đình cả hai người có thu nhập bình quân bằng nhau. Theo kết quả này thì có thể thấy rằng phụ nữ ngày nay đã tham gia tích cực vào công việc lao động sản xuất, bằng chứng là đã có không ít người tạo ra thu nhập chính trong gia đình. Điều đó đã phần nào xóa bỏ được khoảng cách giới trong việc tạo ra thu nhập gia đình. Tuy nhiên, trong gia đình không thể phủ nhận công lao của người chồng trong việc này, dù trong xã hội cũ hay xã hội hiện đại ngày này người chồng cũng là người tạo ra thu nhập chính trong gia đình, là người làm chủ trong gia đình.

Tóm lại, qua việc phân tích số liệu khảo sát về việc tham gia vào quá trình lao động sản xuất tạo ra thu nhập giữa người vợ và người chồng trong gia đình ta thấy, ở lĩnh vực lao động sản xuất người vợ và người chồng đều có sự bình đẳng nhất định. Điều đó nói lên rằng phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp cá lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình học tập, làm việc, trình độ của lao động nữ cũng ngày càng được nâng cao. Những người phụ nữ không muốn chỉ được bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp mà còn cả trong công việc gia đình. Do vậy cần có sự phân công lao động một cách hợp lí hơn giữa vợ và chồng trong các công việc của gia đình trên cơ sở hợp tác. Nói cách khác sự bình đẳng trong công việc gia đình giữa vợ và chồng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi không chỉ cho người vợ mà cả người chồng trong việc hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

2.1.4 Sự phân công lao động theo giới với việc quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diên cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và cộng đồng.

Công việc cộng đồng là những công việc liên quan đến các hoạt động mang tính tập thể. Đó là sự tham gia của người dân vào các công việc như lễ tết, hội hè, ma chay, cưới xin… Cũng có thể đó là các công việc công

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn đồng vang xã kim long huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc, (Trang 35 - 48)