II.NỘI DUNG CHÍNH
2.1.1Sự phân công lao động theo giới trong gia đình với công việc nội trợ
Công việc nội trợ là một khái niệm cho đến nay chưa có một định nghĩa nào thật rõ ràng. Theo sự tính toán của các chuyên gia thì người nội trợ phải thực hiện 216 dạng hoạt động khác nhau từ đính khuy áo, chăm sóc nguời ốm đến dạy con học. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài quan tâm nghiên cứu công việc nội trợ ở các khía cạnh sau: nấu nướng, đi chợ, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa.
Công việc nội trợ gia đình hay còn được coi là hoạt động tái sản xuất liên quan đến việc duy trì gia đình. Mặc dù được coi là hoạt động htiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người song lại không thường hoặc khó qui đổi thành giá trị kinh tế, vì vậy những công việc nội trợ gia đình (còn gọi là lao động gia đình) cho đến nay vẫn được xem là loại hình lao động không được trả công. Ở nước ta và nhiếu quốc gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội trợ vào lĩnh vực “phi kinh tế” và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ. trong điều kiện hiện này liệu quan niệm về sự phân công này đã thay đổi?
Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sứ lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức hoạt động diễn ra hàng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống cho mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt động này không diễn ra mà thay vào đó là sự chen lấn của các loại hình dịch vụ.
Ngày nay, việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của nguời phụ
nữ được đặc biệt đề cao. Nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ là người phải chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc của gia đình.
Phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế mang lại động lực và cơ hội để phá vỡ vai trò đã ăn sâu của các giới - cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường giống như nam giới và khiến nam giới phải chia sẻ các trách nhiệm chăm sóc gia đình. Phát triển kinh tế có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà của phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động thị trường. Cùng với quá trình học tập và làm việc, trình độ của lao động nữ cũng ngày càng được tăng lên rõ rệt. Nhưng người phụ nữ không chỉ mong muốn được bình đẳng trong các hoạt động nghề nghiệp mà cả trong công việc gia đình. Do vậy cần có sự phân công lao động một cách hợp lý hơn theo giới trong các công việc của gia đình trên cơ sở cùng hợp tác cùng gánh vác trách nhiệm, như vậy công việc gia đình sẽ mang ý nghĩa sâu xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên. Sự chia sẻ không còn đơn thuần chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân tích cực. Nói cách khác, sự bình đẳng trong công việc gia đình theo giới sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi không chỉ riêng nữ giới mà cả nam giới trong việc hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Nhằm tìm hiểu mức độ tham gia của các thành viên trong các hoạt động thiết yếu của gia đình, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi “Trong gia đình ông (bà) ai là người đảm nhiệm chính các công nội trợ”
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Mức độ tham gia các công việc nội trợ trong gia đình theo giới.
Tần suất Tỉ lệ (Đơn vị:%)
Chồng 37 4.5
Vợ 642 78.7
Chồng nhiều hơn vợ 27 3.3 Vợ nhiều hơn chồng 88 10.8
Người khác 22 2.7
Tổng 816 100.0
Theo như kết quả thu được qua cuộc điều tra thì trong 100 hộ được hỏi ở xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc có gần 79 hộ chỉ có người vợ tham gia các công việc nội trợ; gần 11 hộ cả 2 vợ chồng đều tham gia công việc nội trợ nhưng chủ yếu là người vợ làm; trên 3 hộ người chồng tham gia các công việc nội trợ nhiều hơn người vợ và chỉ có gần 5 hộ là người chồng làm hết các công việc nội trợ. Như vậy ở xã Kim Long - huyện Tam Dương- Vĩnh Phúc, tỉ lệ các ông chồng tham gia các công việc nội trợ là rất thấp.
Các số liệu cho thấy , vấn đề bất bình đẳng giới trong sự phân công lao động trong gia đình giữa nam giới và nữ giới, giữa người vợ và người chồng vẫn đang tồn tại ở các gia đình Việt Nam. Bởi từ trước đến nay, mọi người đều nhìn nhận việc tề gia nội trợ là công việc của phụ nữ, đó là nghiã vụ, là trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình. Chính nhìn nhận này đã làm cho nỗi vất vả của người phụ nữ tăng lên, trong khi người phụ nữ vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp và các công việc ngoài xã hội như nam giới. Phân tích tình hình giới ở Việt Nam cho thấy tình hình tương tự. Bất kể chủ hộ là nam hay nữ, phụ nữ đều làm việc nội trợ gấp 3, gấp 4 lần nam giới. Phân công lao động nội trợ có lẽ là một trong những lĩnh vực bất bình đẳng nhất giữa vợ và chồng.
“Anh thỉnh thoảng cũng giúp chị làm việc nhà, đưa con đi học. Nhưng còn nấu ăn thì anh chịu. Anh đị chợ toàn bị bảo là mua đắt, nên chị nhà cũng không cho đi… Nói chung, lúc nào vợ ốm thì anh mới vào bếp thôi.”
( PVS: Nam – 29 tuổi – Kinh doanh ) “Không chị làm hết thì ai làm hết hả em. Từ cái việc nhỏ nhất đến những việc nặng nhọc cũng một tay chị làm. Ông làm ở trên huyện, sang đi tối mịt mới về, về nhà chỉ có ăn và ngủ, đến cái quần cởi ra đó chị còn phải lấy lột ra rồi treo móc. Nhà có đàn bà thì sao để đàn ông làm mấy việc đó được hả em. Chị lấy phải ông chồng lười nên vất vả gấp đôi. May còn có cô con gái giúp đỡ. Con gái chị giúp đỡ được mẹ làm việc nhà rồi đấy, con gái mà không biết nữ công gia chánh thì sao lấy được chồng”
(PVS: Nữ - 35 tuổi – Làm nông)
Như vậy, có thể hiểu sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình đối với việc nội trợ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đặc tính giới. Theo đó, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới nhấn mạnh đến sự khéo léo, chăm lo, sạch sẽ, phụ thuộc: vai trò của người phụ nữ được gắn liền với vai trò người vợ, người mẹ, người nội trợ, là người phụ thuộc vào chồng trong gia đình, dù bản thân người phụ nữ vẫn đi làm để kiếm thêm thu nhập. Về đặc tính của nam giới được quan niệm có những đặc điểm như mạnh mẽ, quyết đoán: vai trò của người chồng trong gia đình là người trụ cột về kinh tế, là chỗ dựa cho vợ con về tình cảm và trên hết là người chủ gia đình… Qua nội dung phỏng vấn sâu, có thể thấy rằng không chỉ riêng nam giới mà chính những người phụ nữ cũng mang quan điểm việc nội trợ là dành cho phụ nữ.
Tỉ lệ cả hai người vợ và chồng cùng đảm nhận vai trò này (dù người vợ chiếm tỉ lệ nhiều hơn) là 14,1 %. Người chồng chưa tham gia, chia sẻ nhiều với vợ trong công việc này. Qủa thực, suy nghĩ công việc nội trợ là
thiên chức riêng của người phụ nữ vẫn còn quá nặng nề. Để thoát khỏi ngưỡng đó thật khó khăn, ngay cả trong các gia đình mà vợ chồng làm công nhân viên chức, có trình độ ở thành phố thì việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động còn khó huống chi với những gia đình mà cả vợ và chồng đều có trình độ thấp, chủ yếu làm nông, ở trong môi trường nông thôn nơi những định kiến về phụ nữ, và suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” vẫn còn nhen nhóm thì việc thực hiện quyền bình đẳng lại càng khó khăn gấp bội. Vì vậy việc thực hiện bình đẳng trong gia đình phải được thực hiện dần dần từng bước một
Như vậy, có thể hiểu sự phân công lao động theo giới trong gia đình đối với việc đi chợ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đặc tính giới. Theo đó, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới nhấn mạnh đến sự dịu dàng, khéo léo, phụ thuộc; vai trò của người phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò người vợ, người mẹ, người nội trợ, là người phụ thuộc vào chồng trong gia đình, dù bản thân người phụ nữ vẫn đi làm để kiếm thu nhập. Về đặc tính của nam giới được quan niệm có những đặc điểm như mạnh mẽ, quyết đoán; vai trò của người chồng trong gia đình là trụ cột về kinh tế, là tấm gương về đạo đức, là chỗ dựa cho vợ con về tình cảmvà trên hết là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng.
Mặc dù ngày nay trên tất cả các phương tiện truyền thông, trong các chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra sự bình đẳng giữa nam và nữ. Song trên thực tế đó là một vấn đề hết sức phức tạp, là quá trình vận hành của cả một hệ thống quan hệ tinh tế và không đơn giản. Nó chịu sự điều tiết của cả phấp luật lẫn đạo đức, cả nhận thức ý thức lẫn tập quán thói quen.
Các thể chế xã hội - các chuẩn mực, tập quán xã hội, quyền hạn, luật lệ - cũng như các thể chế kinh tế như thị trường, chẳng hạn như các thị trường đang định hình cho vai trò và mối quan hệ giữa nam và nữ, tác
động đến loại nguồn lực nào mà họ được tiếp cận đến, hoạt động nào mà họ được phép hay không được phép tham gia, và họ có thể tham gia vào nền kinh tế và xã hội dưới hình thức nào. Chúng quy định động cơ khuyến khích hoặc không khuyến khích các thành kiến. Ngay cả khi chúng không công khai phân biệt nam nữ thì những thể chế chính thức hoặc không chính thức vẫn thường chịu tác động bởi các chuẩn mực xã hội (hoặc công khai hoặc ngấm ngầm) về những vai trò thích hợp theo giới. Và công việc đi chợ được xem như là một vai trò thích hợp đối với nữ giới.
Ta có thể thấy “Vai trò truyền thống về giới vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu” (Desai,1995), theo quan niệm truyền thống thì con gái thường làm việc nhà nhiều hơn con trai và nam giới là trụ cột kinh tế , là người kiếm cơm chính nuôi các thành viên trong gia đình và trong ý thức của cộng đồng vẫn còn quan niệm có những việc dành riêng cho phụ nữ và nam giới. Điều này chứng tỏ người đàn ông cũng như phụ nữ chưa có sự chuyển biến quan niệm truyền thống về nghề nghiệp. Vai trò giới không chỉ bị chi phối bởi đặc điểm tính chất của công việc mà cái chính còn bị chi phối mạnh mẽ bởi những định kiến nghề nghiệp.
Trong các gia đình vẫn thường quan niệm rằng, phụ nữ là người chăm lo quán xuyến mọi công việc trong gia đình, từ việc giữ tay hòm chìa khoá cho đến việc lo liệu chợ búa, cơm nước, đồng thời lo việc phân bổ chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn của gia đình nhằm chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên gia đình mình. Nó xuất phát từ những quan niệm, tập quán dân tộc cho rằng bếp núc là “thiên chức” riêng của phụ nữ. Cho đến tận bây giờ thì vấn đề đó vẫn tồn tại như một tất yếu xã hội. Cho dù là phụ nữ nông thôn hay đô thị, có học vấn cao hay thấp thì vẫn là người đảm nhiệm chính vai trò này.
Có lẽ chính vì những suy nghĩ như vậy, mà cho đến nay khi nền kinh tế đã phát triển, đời sống được nâng cao, phụ nữ đã có những cơ hội để phát triển, để thăng tiến vươn lên những vị trí cao trong xã hội thì cũng
vẫn nhất thiết phải gắn liền với “thiên chức riêng của mình”. Đôi khi, có những trường hợp chỉ vì người phụ nữ bận bịu với các công việc ngoài xã hội hay có thể vì lí do này hay lí do khác mà không hoàn thành vai trò bếp núc trong gia đình nên đã gây ra những xung đột và mâu thuẫn với các thành viên khác trong gia đình.
Như vậy, công việc bếp núc được quan niệm như chìa khoá của sự hạnh phúc, của sự êm ấm mà người phụ nữ có trong tay. Nó trở thành một thứ vũ khí ngầm bảo vệ sự ổn định và hạnh phúc trong gia đình.
Qua đó, có thể nhận thấy mức độ tham gia của người chồng trong công việc nấu nướng nói riêng và công việc nội trợ nói chung không phải là thường xuyên, nhưng dù sao đó cũng là những dấu hiệu đáng mừng trong việc nhận thức của chính bản thân mỗi giới. Bởi vậy, việc phụ nữ và nam giới bình đẳng trong quá trình phân công lao động không chỉ là họ cùng thực hiện những công việc như nhau, mà quan trọng hơn việc nam giới cùng với phụ nữ tham gia vào các công việc gia đình là cả một sự thay đổi lớn cái nếp nghĩ đã tồn tại rất lâu đời trong tâm tưởng mỗi người dân.
Quả thực, suy nghĩ công việc nội trợ là thiên chức riêng của người phụ nữ vẫn còn quá nặng nề. Để thoát khỏi ngưỡng đó thật khó khăn, ngay cả trong gia đình mà cả vợ và chồng có cùng trình độ thì việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động còn khó huống chi với nhứng gia đình mà cả vợ và chồng đều có trình độ kém, ở đó, người vợ thì cam chịu, còn người chồng thì gia trưởng, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động lại càng trở nên khó khăn gấp bội. Bởi vậy, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình phải được thực hiện dần dần từng bước một.
2.1.2 Sự phân công lao động giữa vợ và chồng với công việc chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái.