hàng hoá ở miền núi
Cũng giống như nông nghiệp hàng hoá nói chung, xu hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá ở miền núi phía Bắc nói riêng và ở nước ta nói chung phải tuân theo những quá trình có tính quy luật.
Một làt: Quá trình cải biến hoạt động sản xuất nông nghiệp thông qua chế độ canh tác. Đó là quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá gắn với trình độ chuyên canh, thâm canh tiên tiến và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá gắn với việc phát triển nông nghiệp bền vững.
Có thể nói, tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp hiệu quả nhất là phương thức thâm canh. Đây là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản hàng hoá bằng cách nâng cao độ phì nhiêu của ruộng đất thông qua việc đầu tư vốn và kĩ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Bản chất của chế độ thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư vào tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn toàn không ngừng các biện pháp kĩ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu của kinh tế ruộng đất nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm. Thâm canh sản xuất là khuynh hướng có tính quy luật trong quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Nó nảy sinh không phải do hình thái kinh tế nhất định của sản xuất xã hội, mà do sự phát triển của lực lượng sản xuất và những điều kiện vật chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp. Dưới tác động của quá trình nông nghiệp hoá và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ đầu thế kỉ XX, nhiều nước đã phát triển nền nông nghiệp hàng hoá gắn với chế độ chuyên canh, thâm canh tiên tiến. Chính vì thế, thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan, là phương thức chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở các tỉnh miền núi.
Tuy nhiên, thâm canh nông nghiệp có mặt trái là làm giảm độ phì nhiêu của đất đai, làm cho môi trường sinh thái có nguy cơ biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do đó quá trình thâm canh tiên tiến phải gắn với quá trình phát triển nông nghiệp bền vững, nghĩa là một nền nông nghiệp vừa tăng năng suất hiệu quả, vừa hài hoà với môi trường.
Nông nghiệp nước ta nói chung và nông nghiệp miền núi phía Bắc nói riêng đang ở trình độ kết hợp thâm canh giản đơn với thâm canh hiện đại, đang chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp với nhiều loại cây, con tủn mủn sang sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá. Với kiến thức mới về nông nghiệp, với sự mở cửa hội nhập nền kinh tế và hội nhập về nền nông nghiệp nước ta với thế giới, cho phép chiến lược phát triển nông nghiệp, một trong những mục tiêu hàng đầu và cơ bản là hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững với một nền nông nghiệp khoa học phù hợp với hệ sinh vật - sinh thái của từng vùng.
Hai lài, quá trình vận động của cơ cấu các ngành nông nghiệp thông qua hệ thống phân công lao động xã hội. Nông nghiệp là ngành kinh tế được hình thành trên cơ sở phân công lao động xã hội. Sự chuyển dịch của cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp trong quá trình sản xuất hàng hoá mang tính quy luật như sau:
Từ trồng trọt và chăn nuôi mở ra lâm nghiệp và ngư nghiệp - những ngành kinh tế có giá trị cao nhưng việc sản xuất khó khăn hơn, đòi hỏi trình độ cơ sở vật chất kĩ thuật nhất định và vốn đầu tư cao hơn. Trong quá trình phát triển, tỷ trọng của lâm ngư nghiệp lớn lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm đi.
Chăn nuôi phát triển nhanh hơn trồng trọt, tỷ trọng của nó lớn dần lên và đến mức lớn hơn tỷ trọng trồng trọt để đáp ứng nhu cầu ăn ngày càng ngon, đủ dinh dưỡng cho con người và cũng tương xứng với nhu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi về ký thuật và vốn đầu tư.
Tuy nhiên, cơ cấu các ngành nông nghiệp và quy mô của nó còn phụ thuộc vào các dạng tài nguyên sinh vật cụ thể, thị trường và nhu cầu thị trường, trình độ khoa học kĩ thuật,... Chính vì thế, cơ cấu ngành nông nghiệp rất khác nhau giữa các quốc gia, các vùng miền.
Ba là, quá trình hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Các vùng kinh tế nông nghiệp thường chuyển dần từ các vùng kinh tế tự nhiên sang vùng nông nghiệp hàng hoá với các trình độ khác nhau theo hai xu hướng: vùng kinh tế hàng hoá nhỏ, chuyên môn hoá thấp và vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá chuyên môn hoá cao.
Khi trình độ canh tác tiên tiến, sản lượng được nâng lên thì người lao động không chỉ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mà còn dôi dư một phần sản phẩm đem ra thị trường trao đổi. Vùng kinh tế hàng hoá nhỏ bắt đầu hình thành tuy việc sản xuất và trao đổi nông sản chưa trở nên thường xuyên và phổ biến. Khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị hiện đại, thị trường mở rộng... thì nông nghiệp được biến đổi một cách toàn diện và cơ bản cả về kĩ thuật, phương thức tổ chức sản xuất, trình độ và quy mô phân công lao động xã hội. Trên cơ sở đó, bắt đầu hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá cao, cung cấp nông sản hàng hoá nhiều, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trao đổi trong nước và xuất khẩu.
Bốn là; quá trình hình thành, phát triển và liên kết các chủ thể kinh tế sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản hàng hoá là các nông hộ, hộ trang trại, nông lâm trường, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp, các công ty cổ phần... Trong quá trình phát triển kinh doanh hàng hoá, mở rộng quan hệ thị trường, kinh tế hộ ngày càng có nhu cầu liên kết với nhau bằng các hình thức hợp tác thích hợp nhằm đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện chuyên môn hoá và thâm canh cao hơn, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kịp thời hơn với quy mô lớn hơn.
Tóm lại, những quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá có tính chất quy luật của các tỉnh miền núi như trên sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho Lạng Sơn trong việc đánh giá đúng thực trạng của mình và đề ra phương hướng phù hợp nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá trong thời gian tới.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ Ở LẠNG SƠN
2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Lạng Sơn
Điều kiê ̣n tự nhiên và đă ̣c điểm kinh tế - xã hội là những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp hàng hoá nói riêng. Do vâ ̣y, trong suốt quá trình bảo vê ̣ và xây dựng quê hương , Đảng bô ̣, chính quyền và nhân dân c ác dân tộc Lạng Sơn đã nhâ ̣n thức đúng và khai thác , phát huy khá hiệu quả các tiềm năng , thế ma ̣nh của điều kiện tự nhiên , đă ̣c điểm kinh tế - xã hội, phục vụ đắc lực cho công cuô ̣c phát triển kinh tế, xây dựng quê hương .
2.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn có diện tích tự nhiên 8.305,21km2
, nằm trong tọa đô ̣ 220 27' - 21019' độ vĩ bắc và 1060
06' - 107021' độ kinh đông . Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc ) với đường biên giới dài 253km; phía Đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh ; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên ; phía Tây giáp tỉnh Bắc Ka ̣n [8, tr.27].
- Về địa hình, địa mạo:
Là tỉnh miền núi , nhưng Lạng Sơn có đi ̣a thế tương đối thấp . Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi , ít núi trung bình và không có núi cao. Trong đó , những ngo ̣n núi có đô ̣ cao dưới 700m chiếm 96,27%, núi có độ cao 700 - 1.541 m, chiếm 3,73% diện tích củ a tỉnh. Đồi núi Lạng Sơn chiếm gần 80% diê ̣n tích tự nhiên , trong đó có những cánh cung đá vôi chiếm diê ̣n tích trên 80 nghìn ha , chiếm phần lớn diê ̣n tích các huyê ̣n Bình Gia , Bắc Sơn
và một phần của hai huyện Chi Lăng và Hữ u Lũng. Nhìn chung , Lạng Sơn có ba vùng đi ̣a hình cơ bản như sau :
- Vùng núi đá vôi cánh cung Bắc Sơn : chiếm khoảng 25% lãnh thổ , nằm ở phía Tây Nam của tỉnh , chạy từ Đình Cả (Thái Nguyên ) qua Bắc Sơn, Bình Gia , Hữu Lũng , Chi Lăng và Văn Quan . Vùng núi đá vôi này nằm giữa trung lưu sông Cầu và trung lưu sông Thương , đô ̣ cao trung bình của cả vùng là 400 - 500m. Vùng núi đá vôi này thích hợp cho các loai cây trồng như na, hồi, quýt, vải và nuôi trâu, bò, dê...
- Vùng đồi núi tả ngạn sông Kỳ Cùng và dọc thung lũng sông Thương :
chiếm khoảng 40% diê ̣n tích của tỉnh . Đi ̣a hình phổ biến ở đây là núi thấp và đồi dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam . Vùng đồi núi này bao bọc lấy khối núi đá vôi Bắc Sơn về phía Bắc , Đông và Đông Nam bởi hai dải từ phía Nam huyê ̣n Cao Lô ̣c tới phía Bắc huyê ̣n Bình Gia và phía Tây Bắc Tràng Đi ̣nh , dải kia tới Chi Lăng và Hữu Lũng . Vùng đồi núi thấp này thích hợp cho việc trồng cây lương thực, hoa màu và nuôi gia cầm.
- Vùng "máng trũng Thất Khê - Lộc Bình" và đồi núi dọc biên giới Việt - Trung: chiếm khoảng 35% diê ̣n tích của tỉnh . Đây là vùng trũng không liên tục, đô ̣ cao trên 200m. Núi đồi bao quanh vùng này t ạo thành những đèo thoải và dài. Vùng địa hình như vậy thích hợp phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Khí hậu : nằm trong khu vực nhiê ̣t đới gió mùa , Lạng Sơn có hai hướng gió chính : gió thổi từ phía Bắc chủ yếu thổi vào mùa đông , gió thổi từ phía Nam chủ yếu thổi vào mùa ha ̣.
Nhiê ̣t đô ̣ không khí trung bình trong tháng 1 - tháng lạnh nhất trong năm từ 120
C - 150C ở tất cả các vùng thấp của tỉnh . Riêng khu vực Mẫu Sơn giảm xuống còn 50
C, thậm chí có lú c 00
C, xuất hiện tuyết rơi . Tháng 7 là tháng nóng nhất , nhiệt độ 270
C. Mùa lạnh ở Lạng Sơn thường bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 1 năm sau. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa nóng ở Lạng Sơn cũng đồng thời là mùa mưa . Từ tháng 4 đến tháng 10
là thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa mưa , nắng. Số giờ nắng trung bình đa ̣t 1.400 - 1.600 giờ /năm. Đặc điểm nhiệt độ như trên ảnh hưởng lớn tới phát triển nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình thấp tạo điều kiện tốt cho cây trồng phát triển. Tuy nhiên vào những tháng nhiệt độ xuống thấp lại ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển nông nghiệp: gia súc gia cầm thường mắc bệnh do thời tiết hoặc bị chết rét; các loại cây trồng không chịu được rét cũng không thể tồn tại được.
Lươ ̣ng mưa trung bình dao đô ̣ng từ 1.200 - 1.600 mm/năm. Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (khoảng 2.589mm). Do bị chi phối bởi đi ̣a hình , nên mùa mưa ở các nơi trong tỉnh Lạng Sơn không đồng đều , ở các vùng thung lũng khuất gió , mùa mưa ngắn hơn những nơi khác . Mùa mưa ở Lạng Sơn thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí trung bình 80 - 85%, trong đó tháng 8 có độ ẩm cực đại (trên 85%), giá trị cực tiểu vào tháng 1 trung bình khoảng 77 - 78%. Do lượng mưa không đồng đều nên ảnh hưởng không tốt tới việc canh tác do một số thời kì thiếu nước tưới tiêu hoặc gia súc gia cầm thiếu thức ăn, vì thế mà khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.
Thủy văn : Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc , mâ ̣t đô ̣ dao đô ̣ng trung bình 0,6 - 1,2 km/km2
. Trong 5 con sông chính chảy qua đi ̣a phâ ̣n tỉnh Lạng Sơn (Kỳ Cùng , Thương, Lục Nam , Nâ ̣m Luổi - Đồng Quy , Nà Lang), Kỳ Cùng là con sông lớn nhất với diện tích lưu vực nội tỉnh là 6.532 km2, chiếm 79,8% diện tích tự nhiên của tỉnh [23, tr.28]. Hệ thống sông ngòi dày đặc như vậy là điều kiện tốt cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ cho việc tưới tiêu và nước uống cho gia súc gia cầm.
Lạng Sơn còn là một điểm đầu mối quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam) nối Trung Quốc với Việt Nam, các nước Asean và ngược lại. Chính vì thế,
Lạng Sơn là một trung tâm quan trọng cho việc giao thương hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và xuất khẩu hàng hoá nông nghiệp.
Tóm lại, vị trí địa lý như trên cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới, nuôi các loại gia súc lớn, nhỏ, gia cầm và là điều tốt để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Có thể nói, đất đai là tài nguyên quan trọng nhất đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Đất đai Lạng Sơn gồm có 3 nhóm chính : đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700m); đất feralit mùn trên núi cao ; đất phù sa. Dựa vào nguồn gốc màu chất hình th ành đất có thể chia thành các loại đất sau: đất feralit hình thành trên đá me ̣ là phiến tha ̣ch sét và cát bô ̣t kết ; đất feralit hình thành trên đá me ̣ sa tha ̣ch kết ; đất feralit hình thành trên đá mắcma axit; đất feralit hình thành trên đá mắcma trung tính và kiềm ; đất feralit hình thành trên đá vôi ; đất feralit hình thành trên mẫu đất phù sa cổ ; đất feralit biến đổi do trồng lúa và ruô ̣c bâ ̣c thang ; đất feralit mùn , đất mùn alit núi cao ; đất phù sa do các con sông lớn bồi đắp . Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68,958ha chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa nước là 38,876ha. Nhiều loại tài nguyên đất khác nhau như thế sẽ tạo điều kiện cho việc đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên xét trên tổng thể đất đai của Lạng Sơn không thật màu mỡ, phì nhiêu, chủ yếu là đất feralit. Hạ lưu của các con sông là những cánh đồng nhỏ, hẹp được bồi đắp bởi phù sa rất thích hợp cho việc trồng các cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tài nguyên nước:
Nước cũng là tài nguyên rất quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp. Nguồn nước mă ̣t chủ yếu của La ̣ng Sơn là hê ̣ thống sông , suối, hồ,... Diê ̣n tích lưu vực của các con sông Kỳ Cùng , Phố Cũ, Đồng Quy ở đi ̣a phâ ̣n
Lạng Sơn là 6.802km2
. Ngoài lượng dòng chảy nội địa , Lạng Sơn còn có các dòng chảy từ ngoài vào và một phần nhỏ từ Trung Quốc . Nhìn chung , chất lươ ̣ng nước sông tự nhiên ở La ̣ng Sơn tương đối sa ̣ch , đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoa ̣t và sản xuất nông nghiệp.