triển nông nghiệp hàng hoá có tác động đến Lạng Sơn trong thời gian qua
Trên cơ sở những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp hàng hoá trong thời kỳ đổi mới và sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của địa phương, từ thời kỳ 2001 trở lại đây nông nghiệp của Lạng Sơn đã có bước phát triển tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực và đã đóng vai trò quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trong việc phát triển nông nghiệp coi đó như là một mặt trận hàng đầu. Tại Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá III), Bác Hồ đã nói: “phát triển nông nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu để đổi lấy thóc” [22, tr.313]. Nhưng trên thực tế sau một thời gian dài nông nghiệp nước ta vẫn là tự cung, tự cấp về cơ bản sản xuất không đủ ăn, vẫn phải nhập lương thực. Đặc biệt, đến cuối những năm 1970, kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng: Mô hình kinh tế tập thể kiểu cũ bị lung lay. Những điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp không còn thu hút nông dân như trước nữa, sức sản xuất trong nông nghiệp bị kìm hãm, sản xuất không phát triển được, đời sống của nông dân gặp nhiều khó khăn. Thực tế đó, Hội nghị Trung ương 6 (khoá IV - 1979) đã ra nghị quyết về vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, nhằm tìm giải pháp cho sản xuất “bung ra”. Từ sau hội nghị đó, hiện tượng “khoán chui” ngày càng phát triển. Tổng kết thực tiễn Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 (1/1980), chính thức thực hiện
khoán trong nông nghiệp, đột phá mở đầu cho sự đổi mới trong sản xuất nông nghiệp. Thực chất của nó là bước đầu thừa nhận và cho phép hộ xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên ruộng đất hợp tác xã và hưởng trọn phần vượt khoán. Đây là chỉ thị phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của hộ gia đình xã viên, nên nó nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp cả nước, tạo ra động lực chặn đứng sự sa sút trong sản xuất trong sản xuất nộng nghiệp và tạo đà cho sản xuất mới trong nông nghiệp; hộ gia đình xã viên đã đầu tư thêm sức lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn... để tăng thu nhập vượt khoán, nhờ đó sản xuất nông nghiệp tăng lên, thu nhập tăng, đời sống xã viên được cải thiện, nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện “khoán 100”, do cơ chế quản lý ở tầm vĩ mô là cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên không tạo đà cho sản xuất phát triển, sản xuất nông nghiệp nhì chung vẫn gặp nhiều khó khăn, người sản xuất vẫn bị trói buộc, không khuyến khích cho sản xuất phát triển được.
Trước tình hình trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với tình thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, và nói rõ sự thật. Đảng ta đã chỉ ra những sai lầm do bệnh chủ quan, nóng vội và đốt cháy giai đoạn. Trong tư duy và hành động, “chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tất yếu còn tồn tại trong thời kỳ quá độ và kể cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” [8, tr.13]. Vì vậy, cũng từ Đại hội này, Đảng ta khẳng định: “Phải đưa sản xuất nộng nghiệp tiên lên một bước theo hướng sản xuất lớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng khối lượng và tỷ trọng sản xuất hàng hoá nông sản” [8, tr.48]. Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng: nông nghiệp và nông thôn nước ta là lĩnh vực đầu tiên được thụ hưởng đường lối đổi mới của Đảng trong kinh tế. Trong quá trình tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Đảng và nhà nước ta đã tổng kết thực tiễn, đúng kết kinh nghiệm, chủ trương
đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý trong nông nghiệp; phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt khẳng định nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ; đổi mới và ban hành đồng bộ hơn các chính sách vĩ mô nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản lượng và tỷ trọng háng hoá trong nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, phải kể đến là các chủ trương và chính sách cơ bản sau:
- Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp được coi là mốc quan trọng trong thời kỳ đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực trong đó trọng tâm là đổi với tư duy kinh tế. Với nội dung là giải phóng sức sản xuất, giải quyết thoả đáng các mối quan hệ về lợi ích, mở rộng dân chủ, đề cao các pháp chế xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, đổi mới về tổ chức và cán bộ phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá VI - 1989) đã nêu: “Nông dân chỉ có một nghĩa vụ thuế, được tự do lưu thông sản phẩm làm ra sau khi đã làm tròn nghĩa vụ thuế với Nhà nước và ban hành chính sách một giá, thương mại hoá vật tư”. Nghị quyết còn nêu rõ: “hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế hợp tác xã có nhiều hình thức từ thấp lên cao, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô và trình độ kỹ thuật”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), đã đánh giá việc phát triển nông nghiệp hàng hoá bước đầu có khởi sắc, “đã xuất hiện một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung về lương thực, trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Một số loại hình kinh tế dịch vụ mới ra đời và phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hoá phục vụ đời sống nhân dân” [9, tr.20].
- Luật đất đai được sửa đổi (1993), trong đó “thừa nhận năm quyền của chủ ruộng đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê và thế chấp) theo quy định của pháp luật”. Điều này đã tạo ra hành lang pháp lý cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá và từng bước da dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn.
- Hội nghị Trung ương 5 (khoá VII - 1993) xác định: “phải đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Đặt sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trong qúa trình công nghiệp hoá, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu”. Hội nghị Trương ương 5 có ý nghĩa đặc biệt quan trong, tư tưởng định hướng về phát triển nông nghiệp hàng hoá đã khá rõ nét, những chính sách kinh tế vĩ mô đã được chỉ đạo như chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách về thuế sử dụng đất và thuỷ lợi phí, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách xã hội nông thôn, chính sách dân tộc và miền núi...
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã tổng kết mười năm đổi mới toàn diện, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và khẳng định: Đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go, trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà vươn lên đạt thắng lợi nhiều mặt. Một trong những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng là việc chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang một thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [10, tr.67-68]. Kể từ đây việc phát triển nông nghiệp hàng hóa được gắn liền với công nghiệp, hiện đại hoá đất nước.
- Hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII) tiếp tục khẳng định phát triển nông nghiệp hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết một thực tế đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá cần phải được đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa là việc tích tụ ruộng đất, đổi
mới cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội ở nông thôn gắn với quá trình chuyển nhượng và tích tụ đất. Đó là xu thế hợp quy luật. Tuy nhiên sự tích tụ đất chỉ có ý nghĩa tích cực khi nó đi liền với sự phát triển ngành nghề, tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn cho dân cư nông thôn. Do đó thông qua Hội nghị này, Đảng ta đã khẳng định quan điểm về chính sách ruộng đất là: “Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân nghèo”. Đây là một quan điểm đúng đắn, nó giúp cho việc tháo gữ những vướng mắc trong chỉ đạo thực tiễn, trách được sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ở nông thôn khi phát triển nông nghiệp hàng hoá.
- Hội nghị Trung ương 6 lần 1 (khoá VIII- 1998), Đảng ta tiếp tục khẳng định phải phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn. Để tránh trệch hướng, trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá Đảng ta chủ trương:
Phải tập trung xây dựng kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp (không chỉ gồm nông - lâm trường) đủ mạnh để giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm cho nông nghiệp nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu, đi vào sản xuất hàng hoá quy mô lớn và có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; tạo điều kiện cho nông dân sớm thoát khỏi đói nghèo, đưa nông thôn nước ta đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhìn lại sau 20 năm đổi mới, cùng với những chủ trương đúng đắn của Đảng, cùng với rất nhiều chính sách của Nhà nước cũng được sửa đổi và ban hành. Những chủ trương, chính sách đã và đang đi vào cuộc sống, nền nông nghiệp nước ta đã từng bước đi từ tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hoá lớn và ngày càng có những bước phát triển mới.
Nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển chung của cả nước, xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập sâu với
nền kinh tế thế giới sớm đưa nước ta ra khỏi những nước kém phát triển, Trung ương Đảng, Chính phủ cũng như các cơ quan bộ, ngành đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội đối với cả nước đặc biệt là các tỉnh miền núi, biên giới trong đó có Lạng Sơn, cụ thể có một số chủ trương, chính sách sau:
+ Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 06 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010.
+ Thông báo số 230/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.
Những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên đây đã tạo ra bước đột phá trong đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy tạo ra điều kiện và cho phép Lạng Sơn có thể khai thác tiềm năng thể mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp hàng hoá nói riêng một cách toàn diện và vững bền tiến kịp với xu thế phát triển chung của cả nước.
Sau khi Nghị quyết 18-NQ/TU về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông thôn giai đoạn 2005-2010 được ban hành. Các đảng uỷ trực thuộc, các cấp, các ngành đã xây dựng chương trình hành động của mình, triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết đến từng cán bộ, đảng viên và thông qua các Hội, đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự
chuyển biến tích cực về nhận thức và trong hành động thực hiện các nội dung của Nghị quyết như:
Tập trung sức đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm: về trồng trọt; chăn nuôi, lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn, bố trí các nguồn vốn từ ngân sách hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án theo cơ chế chính sách phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
Tuyên truyền lồng ghép qua các hoạt động thông tin, cổ động, giới thiệu sách chuyên đề theo các chương trình liên ngành. Xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” từ đó người dân có điều kiện trao đổi, học tập lẫn nhau về cách thức, phương pháp sản xuất...
Đồng thời ban hành một số nghị quyết, chỉ thị để tổ chức triển khai Nghị quyết:
- Chỉ thị số: 43-CT/TU, ngày 15/11/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2004-2010.
- Chỉ thị số: 48-CT/TU, ngày 30/5/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng.
Để thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều quyết định để đưa nghị quyết vào sản xuất và trong cuộc sống như:
- Quyết định số 863/QĐ-UB, ngày 10/6/2005 về việc phê duyệt đề cương, dự toán điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 91/QĐ-UB, ngày 26/01/2005 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005- 2010;
- Quyết định số 1833/QĐ-UBND, ngày 08/10/2007 về việc phê duyệt dự án rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số 176/QĐ-UBND, ngày 25/01/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND, ngày 27/12/2007 về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả giai đoạn 2008-2015; Quyết định số 38/2007/QĐ-UBND, ngày 27/12/2007 về