Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 34)

Qua phân tích một số kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, và huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có thể rút ra những bài học sau:

Bài học về công tác cán bộ.

Phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống an sinh xã hội nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ, trách nhiệm cao với công việc đƣợc giao.

Bài học về việc triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước.

Triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác các chính sách về an sinh xã hội mà Chính phủ đã ban hành. Đảm bảo cho hộ nghèo đƣợc hƣởng thụ đầy đủ các chính sách của Nhà nƣớc.

Bài học về việc rà soát hộ nghèo và công tác tuyên truyền.

Phải tiến hành điều tra, rà soát và có đánh giá toàn diện, chính xác về tình hình các hộ nghèo trên địa bàn huyện, đảm bảo công bằng để tạo niềm tin cho nhân dân. Cần xác định đƣợc đƣợc nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để thực hiện tốt các chính sách của chính phủ và để đề xuất với tỉnh và huyện, xã có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về các chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, huy động đƣợc tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Do vậy phải tạo điều kiện cho họ đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách an sinh xã hội và tham gia vào mọi hoạt động của chƣơng trình xoá đói giảm nghèo từ việc xác định đối tƣợng thụ hƣởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn lực, giám sát, đánh giá ..

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo là những chính sách quan trọng phải luôn đƣợc coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lƣợc phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch KT-XH hàng năm, 5 năm của huyện. Phải có chính sách, giải pháp rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tƣợng.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài có sử dụng nguồn số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập tƣ̀ các thông tin công bố chính thƣ́c của các cơ quan nhà nước . Các nghiên cƣ́u của cá nhân , tổ chƣ́c về phát triển kinh tế , hệ thống an sinh xã hội , xóa đói giảm nghèo ....Nhƣ̃ng thông tin về tình hình cơ bản của huyện , hoạt động của hệ thống an sinh xã hội do các cơ quan chức năng của huyện , tỉnh cung cấp và các nguồn tài liệu khác như : Sách báo, tạp chí....vv. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

- Văn phòng UBND tỉnh, Cục thống kê tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan.

- Chi cục thống kê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Niên giám thống kê các năm 2010-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Chi cục thống kê huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị: Niên giám thống kê các năm 2010-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy: Niên giám thống kê các năm 2010-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

- Văn phòng Huyện ủy Lệ Thủy: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

- Văn phòng UBND huyện Lệ Thủy: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan.

- Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Lệ Thủy: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Phòng Kinh tế hạ tầng, Văn hóa thông tin, Tài chính - Kế hoạch, Hạt kiểm lâm huyện, các nông lâm trƣờng đóng trên địa bàn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

- Văn phòng UBND một số xã, thị trấn: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.

2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; đƣợc sử dụng khi tiến hành thu thập các thông tin tại các đơn vị cung cấp thông tin.

Xử lý thông tin định tính đƣợc dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội nhƣ cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh đó số liệu thu thập sẽ đƣợc tổng hợp, phân tích và trình bày dƣới các bảng biểu để thể hiện các số liệu, qua đó giúp đƣa ra các phán đoán về bản chất, sự việc.

2.2 Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài.

2.2.1 Phương pháp biện chứng duy vật

Phƣơng pháp biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá

trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung chính sách an sinh xã hội phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2010-2013.

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo gồm: Chính sách an sinh và giảm nghèo bền vững. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chính sách an sinh xã hội quyết định đến giảm nghèo bền vững, ngƣợc lại giảm nghèo bền vững chứng tỏ chính sách an sinh xã hội đƣợc thực hiện tốt, có hiệu quả.

2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng

nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể ( có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phân tích quy mô, xu hƣớng, hiệu quả của chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2010-2013 để trả lời đƣợc các câu hỏi liên quan: Chính sách an sinh xã hội có thực hiện tốt và đạt hiệu quả hay không; đã đảm bảo bền vững hay chƣa. Từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng chính sách an sinh xã hội đối với giảm nghèo bền vững của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.2.3 Phương pháp gắn liền logic với lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2010-2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có nhiều biến đổi đối với tình hình kinh tế - xã hội nói chung và công tác xóa đói giảm nghèo huyện Lệ Thủy nói riêng.

Tìm ra đƣợc tính logic của thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng nhƣ các nội lực của huyện Lệ Thuỷ để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.

Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề cho chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.

2.2.4 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình kinh tế - xã hội, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế - xã hội mà ở đó không sử dụng đƣợc các kỹ thuật nhƣ kính hiển vi, các thiết bị máy móc nhƣ các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế - xã hội cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phƣơng pháp trựu tƣợng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chƣa phải là cơ bản nhằm tập trung vào các vấn đề lớn trong nghiên

cứu chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo đó là: nội dung, ý nghĩa của xóa đói giảm nghèo bền vững, các nhân tố ảnh hƣởng và các giải pháp để thực hiện .

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý địa hình

Huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16055’ đến 17022’ vĩ độ bắc và kinh độ 106025’ và 106059’; có ranh giới: Phía bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), phía Đông giáp biển Đông có đƣờng biển dài hơn 30km và phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đƣờng biên giới dài 42,8 km.

Diện tích tự nhiên của huyện là 141.611 ha, với 26 xã, 2 thị trấn. Về địa hình, huyện Lệ Thủy nằm ở sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, có địa hình phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; có 04 dạng địa hình chính, gồm: vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển. Theo cấu tạo địa hình huyện đƣợc chia làm 4 vùng sinh thái với các đặc điểm sau:

- Vùng núi cao (gồm các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy): Tổng diện tích toàn vùng trên 74.000ha, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình toàn vùng từ 600m - 800 m, độ dốc từ 200 - 250. Đây là vùng có tiềm năng lớn về rừng tự nhiên với các loài gỗ quý và sự đa dạng sinh học; có nhiều thung lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp.

- Vùng gò đồi (trung du): Là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao phía Tây với vùng đồng bằng phái Đông gồm các dãy đồi có độ cao trung bình từ 30-

100m nằm dọc 2 bên đƣờng Hồ Chí Minh nhánh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Lệ Ninh và các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Trƣờng Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ, Dƣơng Thuỷ, Tân Thuỷ, Sen Thuỷ, Hƣng Thuỷ. Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích tự nhiên.

- Vùng đồng bằng: Nằm kẹp giữa vùng đồi và dãy cồn cát ven biển. Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng với diện tích khoảng 20.500 ha. Vùng đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lƣu gồm Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn (Phú Thủy)... hàng năm mang lại nguồn lợi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa, khoai lang, lạc, rau màu, thủy sản, chăn nuôi gia cầm.... Tuy nhiên có nhiều nơi thấp hơn mực nƣớc biển từ 2m- 3m nên bị nhiểm mặn, chƣa phèn ảnh hƣởng đến sản xuất.

- Vùng cát ven biển: Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích tự nhiên với các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao 10-30m. Do độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió tạo ra hiện tƣợng cát bay, cát chảy. Vùng cát ven biển có tiềm năng phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và phát triển nuôi trồng thủy sản theo phƣơng thức công nghiệp và du lịch biển.

Nhƣ vậy, theo điều kiện tự nhiên thì huyện Lệ Thuỷ chia làm 4 vùng rõ

Một phần của tài liệu Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)